Sức khỏe - Đời sống

3 kiểu dùng màng bọc thực phẩm dễ “mở đường” cho ung thư nhưng rất nhiều người thích làm

Chuyên gia dinh dưỡng Cai Zhengliang (Đài Loan, Trung Quốc) cảnh báo rằng một số thói quen sử dụng màng bọc tưởng vô hại lại có thể khiến các chất độc từ nhựa thẩm thấu vào thực phẩm. Từ đó gây tổn thương gan, thận, hệ tiêu hóa, thậm chí làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư. Dưới đây là 3 sai lầm nguy hiểm nhất nhưng lại cực kỳ phổ biến:

1. Bọc thực phẩm còn nóng hoặc dùng trong khi làm nóng

Bọc thức ăn ngay khi còn nóng hoặc sử dụng màng bọc trong lò vi sóng, hấp đồ ăn để giữ nóng nghe thì rất rất tiện lợi. Tuy nhiên, với các loại màng bọc phổ biến làm từ PVC (polyvinyl chloride), đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm.

 - Ảnh 1.

Khi tiếp xúc với thực phẩm nóng (đặc biệt là trên 80 độ C), màng bọc có thể giải phóng các chất hóa dẻo như phthalates và khí clo, vốn là những chất độc hại có khả năng thẩm thấu vào thức ăn ngay cả khi lớp nhựa không biến dạng. Phthalates đã được nhiều nghiên cứu quốc tế liệt vào danh sách chất gây rối loạn nội tiết và có liên quan đến ung thư gan, phổi, tuyến tụy.

Bác sĩ Cai khuyến cáo tuyệt đối không bọc thực phẩm nóng bằng màng bọc thực phẩm, nếu bắt buộc thì phải chờ xuống dưới 50 độ C. Khi cần làm nóng, nên dùng hộp thủy tinh chuyên dụng có nắp thay vì màng bọc nhựa.

2. Bọc thực phẩm chứa axit hoặc nhiều dầu mỡ

Nhiều món ăn như kim chi, dưa muối, nước chanh, các món chiên nhiều dầu đều chứa tính axit hoặc lượng chất béo cao - hai yếu tố có thể ăn mòn màng nhựa, làm vỡ cấu trúc polymer và giải phóng các chất độc ra thực phẩm.

Điều này đặc biệt nguy hiểm với màng bọc PVC hoặc PVDC, vốn dễ phản ứng với axit và dầu, sinh ra monomer - đơn vị cơ bản của nhựa và cũng là chất gây ung thư tiềm tàng khi tích tụ lâu dài trong cơ thể.

Với thực phẩm có tính axit hoặc nhiều dầu, hãy chuyển sang đựng bằng hộp thủy tinh hoặc nhựa “food-grade” có khả năng kháng axit/dầu mỡ, tuyệt đối không dùng màng bọc thông thường.

3. Dùng đi dùng lại màng bọc thực phẩm

Vì tiết kiệm hoặc muốn bảo vệ môi trường, không ít người rửa sạch màng bọc thực phẩm đã dùng để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, màng bọc này vốn thiết kế dùng một lần. Sau khi tiếp xúc với không khí, dầu mỡ hoặc nhiệt độ cao, màng có thể bị rách vi mô hoặc biến dạng mà mắt thường khó thấy.

 - Ảnh 2.

Những vết nứt này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển - nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Không chỉ vậy, lớp nhựa bị phân hủy còn có thể giải phóng vi nhựa và hóa chất tồn dư, khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ ở gan, thận, ruột, lâu dài làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư, theo nhiều nghiên cứu gần đây.

Bác sĩ Cai nhắc rằng thông tái sử dụng màng bọc dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu muốn tái sử dụng, hãy đầu tư vào hộp đựng thủy tinh hoặc nhựa cao cấp có kiểm định an toàn thực phẩm rõ ràng.

Nguồn và ảnh: Sina, Family Doctor

Các tin khác

Phụ nữ Hàn bỏ bikini

Khác với những người đi biển ở nước ngoài thường mặc bikini hoặc đồ bơi một mảnh, nhiều người Hàn Quốc lại chọn đồ bơi rashguard - bộ đồ bơi dài tay, che kín cơ thể. Lý do chính khiến phụ nữ Hàn Quốc chọn đồ bơi dài tay là bảo vệ bản thân khỏi tia UV và những ánh mắt soi mói.

Tường Vy và giấc mơ du học: 12 năm nỗ lực, 80.000 USD học bổng

Nguyễn Huỳnh Tường Vy lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đã xuất sắc đạt học bổng trị giá 80.000 USD từ Gonzaga University (Hoa Kỳ) nhờ sự quyết tâm, định hướng rõ ràng và nỗ lực bền bỉ trong suốt hành trình chinh phục giấc mơ du học.

Vai trò mới của diva Hồng Nhung

Sau thời gian điều trị ung thư, diva Hồng Nhung nhận lại làm đại sứ dự án nghệ thuật Sự sống. Diva cho biết cô tự hào khi đảm nhận vai trò mới.

Miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm

Cơ quan khí tượng dự báo, ngày 18/7, miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Từ ngày 20/7, nắng nóng ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ suy giảm dần.