Xã Hội

Chủ tịch Quốc hội: Chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội không qua đấu thầu phải tránh xin - cho

Vấn đề được đặc biệt quan tâm

Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nhà ở xã hội là vấn đề được dư luận xã hội, nhân dân đặc biệt quan tâm. Việc ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, có 3 chính sách mới trong dự thảo nghị quyết so với kết luận của cơ quan có thẩm quyền, gồm: xác định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội; điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Chủ tịch Quốc hội: Chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội không qua đấu thầu phải tránh xin - cho ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại tổ. Ảnh Phạm Thắng

Đề nghị Chính phủ tiếp tục giải trình rõ các chính sách này, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, qua thảo luận, nếu các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, dự thảo nghị quyết này có thể trình Quốc hội xem xét thông qua sớm hơn, để tháo gỡ các khó khăn, bảo đảm triển khai ngay các dự án nhà ở xã hội.

"Quốc hội phải tập trung tháo gỡ các rào cản về pháp lý, thủ tục, quỹ đất, tài chính, vốn ưu đãi, ưu đãi thuế, về tổ chức, giám sát, phối hợp liên ngành... Các giải pháp phải được triển khai đồng bộ, với thời hạn cụ thể, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo quốc gia", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đời sống nhân dân ở một số nơi hiện nay cũng còn nhiều vấn đề lo lắng. Người dân chưa được an cư thì làm sao lập nghiệp, nhất là đối tượng công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.

Như vậy, nếu được thực hiện hiệu quả, các chính sách trong dự thảo nghị quyết sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2025, tiến tới 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.

Cắt giảm thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai

Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ, để triển khai được các chính sách trong dự thảo nghị quyết, cơ quan chủ trì phải rà soát lại các quy định liên quan đến các Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng...tránh quy định chồng chéo.

Về chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu, Chủ tịch Quốc hội ủng hộ vấn đề này, song cũng đề nghị cần rà soát các mục tiêu, điều kiện để đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch khi lựa chọn nhà đầu tư, tránh cơ chế xin - cho. Đồng thời cần có cơ chế thanh tra, giám sát đảm bảo hiệu quả; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Về cắt giảm thủ tục không cần thiết để rút ngắn thời gian triển khai dự án, Chủ tịch Quốc hội cũng hoàn toàn nhất trí, nhưng lưu ý, cần làm rõ các giải pháp kiểm soát để đảm bảo chất lượng nhà ở xã hội.

Quốc hội trong các nghị quyết về kinh tế - xã hội cũng đều nói vấn đề này nhưng khâu triển khai rất chậm. Lần này, Quốc hội quyết định thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để triển khai.

"Tôi tin tưởng là Quốc hội sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai cho bằng được. Việc khó mà chúng ta nỗ lực thì sẽ thành công", Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.

Thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố

2 thanh niên ở Nghệ An thuê 11 xe ô tô, sau đó lên mạng thuê người làm giả giấy tờ xe mang tên mình, rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.