Sức khỏe - Đời sống

Mỗi sáng uống nước chanh đều đặn là tốt, nhưng sẽ hóa “kịch độc” nếu cơ thể phản ứng theo 5 kiểu này, bỏ ngay kẻo bệnh

Nước chanh từ lâu đã được xem là loại thức uống đơn giản mà có lợi cho sức khỏe. Chỉ cần một ly nước chanh ấm vào buổi sáng, bạn đã có thể hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa và giúp đào thải độc tố tự nhiên. Trong chanh chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm sáng da và giảm nguy cơ cảm cúm.

Không chỉ vậy, nước chanh còn được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng hỗ trợ giảm cân, làm sạch đường ruột và cân bằng độ pH trong cơ thể. Với những ai thường xuyên gặp tình trạng đầy bụng, ợ hơi hay tiêu hóa kém, nước chanh có thể là "cứu tinh" giúp làm dịu hệ tiêu hóa.

Mỗi sáng uống nước chanh đều đặn là tốt, nhưng sẽ hóa “kịch độc” nếu cơ thể phản ứng theo 5 kiểu này, bỏ ngay kẻo bệnh- Ảnh 1.

Nước chanh còn được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng hỗ trợ giảm cân.

Tuy nhiên, dù tốt đến mấy thì việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách cũng có thể gây tác dụng ngược. Theo các chuyên gia, khi uống nước chanh mà cơ thể xuất hiện 5 phản ứng này thì có nghĩa nó đang "kêu cứu". Cần phải dừng việc uống nước chanh lại ngay và đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

5 dấu hiệu cần phải dừng uống nước chanh

1. Trào ngược axit và ợ nóng

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chanh chứa hàm lượng axit citric rất cao, khiến nó có tính axit mạnh. Khi bạn uống nước chanh – đặc biệt là lúc bụng đói hoặc uống quá nhiều trong ngày, lớp niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích, dẫn đến việc dạ dày tiết thêm axit để tiêu hóa.

Với người có cơ địa nhạy cảm, điều này làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Từ đó khiến axit trong dạ dày trào lên thực quản, gây cảm giác nóng rát vùng ngực do ợ nóng và đắng miệng. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề này, hãy tạm ngưng dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mỗi sáng uống nước chanh đều đặn là tốt, nhưng sẽ hóa “kịch độc” nếu cơ thể phản ứng theo 5 kiểu này, bỏ ngay kẻo bệnh- Ảnh 2.

Với người có cơ địa nhạy cảm, nước chanh có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

2. Khó tiêu

Mặc dù nước chanh giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng trong một số trường hợp, nó lại gây rối loạn hoạt động của dạ dày. Nguyên nhân là do axit citric trong chanh có thể làm thay đổi độ pH tự nhiên trong dạ dày, nhất là uống khi đói bụng hoặc uống quá nhiều. Khi lượng axit này vượt ngưỡng, nó gây ra ức chế hoạt động enzyme tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, chướng hơi và tiêu hóa chậm.

Ở một số người, nhất là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp vấn đề về dạ dày, nước chanh có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây co bóp mạnh. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt, gây cảm giác nặng bụng và đôi khi kèm theo buồn nôn.

3. Móng tay giòn, dễ nứt vỡ

Một số nghiên cứu cho thấy, lượng axit cao trong nước chanh có thể làm giảm hấp thụ canxi hoặc khiến cơ thể đào thải khoáng chất này nhanh hơn. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe xương và móng. Kết quả là móng tay trở nên yếu, dễ gãy và bong tróc.

Bên cạnh đó, nước chanh có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Nếu bạn uống nhiều nước chanh nhưng không bù nước lọc đầy đủ, cơ thể sẽ bị mất nước nhẹ mà bạn không để ý. Khi cơ thể thiếu nước thì móng tay - vốn là phần dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, sẽ trở nên khô, dễ tách lớp, mất độ bóng tự nhiên và trở nên giòn hơn bình thường.

Mỗi sáng uống nước chanh đều đặn là tốt, nhưng sẽ hóa “kịch độc” nếu cơ thể phản ứng theo 5 kiểu này, bỏ ngay kẻo bệnh- Ảnh 3.

Lượng axit cao trong nước chanh có thể làm giảm hấp thụ canxi, khiến móng tay giòn hơn.

4. Có thể bị dị ứng

Trong chanh có protein thực vật hoặc các hợp chất như limonene và citral. Khi hệ miễn dịch nhận diện nhầm các thành phần này là "chất lạ", cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamine – gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa môi, sưng họng, đau bụng hoặc tiêu chảy nhẹ.

Ngoài ra, một số quả chanh bán ngoài cửa hàng có thể bị phun thuốc bảo quản hoặc sáp. Nếu bạn không rửa sạch kỹ trước khi vắt lấy nước, các hóa chất còn tồn dư có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng nhẹ khi hấp thụ vào cơ thể, nhất là ở những người có làn da và hệ tiêu hóa nhạy cảm.

5. Uống thuốc mãi lâu lành hoặc gặp tác dụng phụ

Nước chanh có tính axit cao, có thể làm thay đổi độ pH trong dạ dày – một yếu tố quan trọng quyết định việc thuốc được hấp thụ như thế nào. Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm) cần môi trường axit vừa phải để hòa tan và thẩm thấu hiệu quả.

Nếu bạn uống nước chanh gần thời điểm uống thuốc, axit chanh có thể làm thay đổi môi trường tiêu hóa, làm chậm hoặc giảm hiệu quả hấp thụ thuốc. Từ đó khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn bình thường.

Mỗi sáng uống nước chanh đều đặn là tốt, nhưng sẽ hóa “kịch độc” nếu cơ thể phản ứng theo 5 kiểu này, bỏ ngay kẻo bệnh- Ảnh 4.

Hãy cẩn thận việc dùng nước chanh khi đang uống các loại thuốc.

Uống nước chanh như thế nào là hợp lý?

- Pha loãng, không uống chanh nguyên chất

Chanh có tính axit mạnh, nếu uống trực tiếp sẽ gây hại men răng, kích ứng dạ dày và dễ gây viêm họng. Hãy pha 1/2 quả chanh với khoảng 250–300ml nước ấm (khoảng 40–50°C) để trung hòa độ axit, vừa dễ uống, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

- Uống vào thời điểm phù hợp

Tốt nhất là buổi sáng sau khi ăn nhẹ, không uống khi bụng hoàn toàn rỗng để tránh kích ứng dạ dày. Tránh uống ngay sau bữa ăn no hoặc sát giờ uống thuốc, vì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thuốc. Nếu uống vào buổi tối, nên dùng trước 19h để tránh gây lợi tiểu lúc ngủ.

- Không uống quá nhiều trong ngày

Dù nước chanh có lợi, nhưng nếu uống quá thường xuyên hoặc uống thay nước lọc, cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải, loãng men răng, hoặc rối loạn tiêu hóa. Lý tưởng nhất là 1 ly/ngày, 3–5 ngày/tuần. Nếu bạn có dạ dày nhạy cảm, chỉ nên uống 2–3 lần/tuần.

- Kết hợp với các thành phần lành mạnh

Bạn có thể cho thêm một chút mật ong, vài lát gừng hoặc lá bạc hà để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng. Tránh pha với quá nhiều đường hoặc đá lạnh vì sẽ mất tác dụng thanh lọc và có thể gây viêm họng.

Theo Indiatimes

Các tin khác