Kinh tế

Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh

Tóm tắt:
  • Giá điện bán lẻ tăng 4,8% từ ngày 10-5, lên 2.204,06 đồng/kWh, khiến nhiều người dùng lo ngại chi phí tăng.
  • EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện từ đầu năm, tổng mức tăng hơn 17%, mỗi hộ thêm 4.350-62.150 đồng/tháng.
  • Người thuê trọ chịu ảnh hưởng lớn, có nơi trả 5.000 đồng/kWh và phải phụ thuộc giá điện do chủ nhà trọ quyết định.
  • Khách sản xuất và doanh nghiệp bị áp lực chi phí tăng, làm tăng chi phí sản xuất và khó khăn cạnh tranh.
  • EVN hòa vốn năm 2024 nhưng còn thua lỗ từ các năm trước và khoản chênh lệch tỉ giá hơn 18.000 tỉ đồng chưa được xử lý.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá bán lẻ điện bình quân 4,8%, lên mức 2.204,06 đồng/KWh từ hôm nay 10-5.

Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh- Ảnh 1.

Giá điện tăng, nhiều người thuê trọ thêm lo lắng. Ảnh minh họa

Từ năm 2023 đến nay, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng hơn 17%.

EVN tính toán mỗi hộ gia đình sinh hoạt sẽ phải trả thêm từ 4.350 - 62.150 đồng/tháng.

Giá tăng, người dân phải bỏ thêm nhiều tiền cho mỗi kWh điện, dùng càng nhiều giá càng cao lên tới 3.460 đồng/kWh.

Đặc biệt, với những người thuê trọ chưa ký được hợp đồng mua bán điện trực tiếp với công ty điện lực, mức tác động có thể càng lớn.

Chị Thùy Linh, trọ tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, cho biết mỗi kWh điện đang phải trả 5.000 đồng. "Không biết sau lần điều chỉnh này, chủ nhà trọ có tăng thêm giá điện không" - chị Linh lo lắng.

Khi được hỏi tại sao không ký hợp đồng trực tiếp với công ty điện lực, chị Thùy Linh cho hay không ký được, mọi vấn đề liên quan tới giá điện đều do chủ nhà trọ quyết định.

"Mỗi lần tăng giá điện là tôi giật mình. Ban ngày đi làm, ban đêm về chỉ dám bật điều hòa vài tiếng mà tiền điện đã lên tới hơn 1 triệu đồng/tháng" - chị Linh nói.

Với khách hàng sản xuất, EVN cho biết cả nước có khoảng 1,98 triệu khách hàng, sau điều chỉnh giá, mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 677.000 đồng/tháng.

Bà Trần Thị Thúy, Chủ tịch HTX Lộc Thúy Quỳnh Fram, tỉnh Vĩnh Phúc, thông tin mỗi tháng hợp tác xã chi trả khoảng 10 triệu tiền điện phục vụ cho sản xuất mì gạo thanh long, theo đó giá điện tăng 4,8% sẽ khiến tiền điện đội thêm, chi phí sản xuất tăng theo.

"Tôi có ý định làm điện năng lượng mặt trời nhưng thấy có nhiều khó khăn từ nguồn vốn tới đấu nối với lưới điện quốc gia" - bà Thúy nói. Trong khi đó, hợp tác xã không muốn tăng giá sản phẩm do khó cạnh tranh.

Một doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở Đồng Nai cho hay trung bình mỗi tháng dùng hết 1 tỉ đồng tiền điện, giờ khó khăn về đầu ra nên việc tăng giá điện càng khiến doanh nghiệp khó thêm khó.

Theo tính toán của Cục thống kê, việc tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% sẽ tác động trực tiếp lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 khoảng 0,09%.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia đánh giá cần phải kiểm soát biến động giá cả, tránh "té nước theo mưa", khi điện là năng lượng đầu vào thiết yếu của sản xuất nên không chỉ tác động trực tiếp lên CPI mà tác động gián tiếp tới giá cả một số mặt hàng khác sử dụng điện.

Giá điện tăng thêm, EVN đã hết lỗ?

Tại họp báo ngày 9-5, tình hình tài chính, các khoản lỗ tỉ giá chưa được EVN thông tin cụ thể sau khi giá điện được điều chỉnh tăng.

Tuy vậy, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Bộ Công Thương công bố hồi cuối năm 2024 cho thấy tổng chi phí sản xuất năm 2023 của EVN là hơn 528.600 tỉ đồng, tương đương giá sản xuất 2.088,9 đồng/KWh.

Năm 2024, kết quả kinh doanh của EVN hòa vốn nhưng vẫn còn hàng chục ngàn tỉ đồng thua lỗ từ năm 2022, 2023. Khoản lỗ này chưa gồm hơn 18.000 tỉ đồng chênh lệch tỉ giá của hợp đồng mua bán điện treo trong 5 năm (2019-2023).

Các tin khác

Giá vàng trong nước "bỏ xa" thế giới

Sáng nay (14/5), giá vàng trong nước tăng. Giá vàng miếng trong nước cao hơn gần 18 triệu đồng/lượng so với thế giới, mức chênh của vàng nhẫn dao động 13-16 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Ngày 13/5, miền Bắc hửng nắng ít mưa. Sang ngày 14/5, trời nhiều mây, có nắng gián đoạn, vào chiều tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Từ 15-17/5, miền Bắc duy trì thời tiết nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa dông rải rác.

Thị trấn sống chung với gấu hoang

Bằng cách sống hòa thuận với gấu, Pettorano sul Gizio ngày càng thu hút khách du lịch và cư dân mới, thành công đảo ngược xu hướng suy thoái vùng nông thôn.

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ bảo mật, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.