Sức khỏe - Đời sống

4 loại rau mùa hè dễ "ngậm" hóa chất nhất chợ, nhất là cái số 1

Mùa hè, nhu cầu tiêu thụ rau xanh của các gia đình tăng cao, nhất là khi thời tiết nắng nóng khiến các món canh rau, rau luộc trở thành lựa chọn thường xuyên trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, nỗi lo ngại về an toàn thực phẩm khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng tự hỏi, loại rau nào dễ nhiễm hóa chất nhất trong mùa hè?

Trả lời VTC News , Tiến sĩ Vũ Thanh Hải, Trưởng bộ môn Rau - Hoa quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, vào mùa hè, người tiêu dùng cần cảnh giác với các loại rau trái vụ vì người trồng phải sử dụng nhiều hóa chất để cây phát triển tốt.

"Những loại rau trái vụ vào mùa hè thường có nguy cơ bị sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất kích thích sinh trưởng và phân bón cao hơn. Có thể kể đến một số loại rau mùa hè dễ nhiễm hóa chất như cà chua, cải bắp, su hào, đậu cô ve trồng ở vùng núi hoặc cao nguyên có độ cao lớn so với mặt nước biển", TS Hải nói.

Cải bắp

4 loại rau mùa hè dễ "ngậm" hóa chất nhất chợ, nhất là cái số 1- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Cải bắp vốn là loại rau ưa lạnh, phát triển tốt vào mùa đông. Trồng cải bắp trong mùa hè là trái vụ, cây khó phát triển và thường bị sâu bệnh nhiều hơn bình thường. Người trồng phải dùng nhiều phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh để cây có thể hình thành bắp cuộn đẹp mắt. Vì vậy, cải bắp mùa hè có nguy cơ cao chứa dư lượng hóa chất.

Cà chua

4 loại rau mùa hè dễ "ngậm" hóa chất nhất chợ, nhất là cái số 1- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Cà chua là loại cây ưa khí hậu mát mẻ, phù hợp với vụ đông xuân hoặc đầu vụ hè thu. Khi trồng trái vụ vào mùa hè oi bức, cây dễ bị sâu bệnh và phát triển kém. Để khắc phục điều kiện tự nhiên bất lợi, người trồng thường phải sử dụng thêm các loại thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng để quả cà chua chín đều, đỏ đẹp, bóng bẩy như ngoài chợ.

Su hào

4 loại rau mùa hè dễ "ngậm" hóa chất nhất chợ, nhất là cái số 1- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Tương tự như cải bắp, su hào cũng là loại rau củ mùa đông, khi trồng vào mùa hè cây sẽ sinh trưởng kém, tỉ lệ sâu bệnh cao. Để có được củ su hào mập mạp, người trồng thưởng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón kích thích.

Đậu cô ve

4 loại rau mùa hè dễ "ngậm" hóa chất nhất chợ, nhất là cái số 1- Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ.

Đậu cô ve trồng vào mùa hè ở các vùng núi, cao nguyên mát mẻ có thể đạt năng suất tốt. Nhưng nếu trồng ở đồng bằng trong điều kiện nắng nóng, đậu cô ve dễ bị sâu bệnh tấn công. Khi đó, người trồng sẽ phải tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng để đảm bảo năng suất và hình thức sản phẩm.

Rửa rau, quả đúng cách

Thông tin trên Kinh tế & Đô thị , theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, trước khi sử dụng, việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Khi xử lý làm sạch rau xanh, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường…

Nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… Còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.

Vì vậy, cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm ATTP nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Các loại rau lá nhỏ phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Quả tươi sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.

Cục ATTP lưu ý, người dân phải bảo đảm rửa rau dưới vòi nước chảy từ 3 lần trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau áp dụng khác nhau: Nếu là cọng rau lá to như cải xanh, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt còn lại rửa tương tự như vậy, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước.

Nếu là rau cọng nhỏ như cải xoong, rau muống... để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay 3 lần nước như vậy. Cuối cùng nếu cần thiết mới ngâm nước muối loãng hoặc sục trong nước ozon. Để bảo đảm ATTP trong tình hình hiện nay, các nhà hàng, quán ăn lớn có điều kiện nên rửa rau ăn sống bằng nuớc ozon với nồng độ cao.

Đối với các gia đình khi mua rau về, dù là rau sạch bán ở các siêu thị vẫn phải rửa thật sạch, tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hoá chất còn bám trên rau trôi đi trước khi sử dụng. "Muốn tránh nhiễm ký sinh trùng, người dân không nên ăn rau sống và các món gỏi. Dù đã xử lý cẩn thận nhưng muốn an toàn, các gia đình vẫn nên đun nấu chín, không ăn rau sống" – Cục ATTP khuyến cáo.

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo người tiêu dùng cần chọn mua thực phẩm tại cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo điều kiện ATTP; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thực phẩm có tem/mã truy xuất nguồn gốc điện tử. Sản phẩm của các đơn vị đã tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm của TP.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng?

Sáng nay (14/7), giá vàng miếng SJC neo ở mức cao 121,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 119,2 triệu đồng/lượng. Nhiều dự đoán, giá vàng tuần này sẽ tiếp tục tăng mạnh theo giá thế giới và sớm tiến đến mốc 130 triệu đồng/lượng.

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 190-430 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (10/7), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm nhẹ. Theo đó, vàng miếng SJC mất mốc 121 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới gần 15 triệu đồng/lượng.

Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Sáng 9/7, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, tham gia Ủy viên Kiểm tra Tỉnh ủy và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn tới ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 cho biết ông đã phê duyệt việc gửi thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, đồng thời đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, thể hiện sự thất vọng của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Giá vàng giảm đồng loạt

Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm trong bối cảnh giá thế giới có thời điểm về sát mức 3.300 USD/ounce. Tỷ giá trung tâm cũng rời ngưỡng kỷ lục thiết lập tuần trước.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (8/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lùi về mốc 120,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất 118,2 triệu đồng/lượng.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Miền Bắc sẽ có khoảng 3 ngày đầu tuần (7-9/7) duy trì thời tiết oi nóng, ít mưa, riêng Tây Bắc Bộ mưa rải rác vào chiều tối. Từ khoảng chiều tối và đêm 9/7, miền Bắc đón mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.