Sức khỏe - Đời sống

5 thứ trong nhà “bào mòn” lá phổi còn nhanh hơn cả không khí ô nhiễm nhưng ít người để ý

Tóm tắt:
  • Không cần sống giữa khói bụi hay ô nhiễm công nghiệp, lá phổi của bạn vẫn có thể bị “ăn mòn” ngay trong chính ngôi nhà tưởng như an toàn nhất
  • Không thể phủ nhận rằng khói thuốc lá hay không khí ô nhiễm là những yếu tố gây hại phổi hàng đầu
  • Tuy nhiên, hàng ngày chúng ta cũng đang vô tình tiếp xúc với những chất có thể âm thầm phá hoại hệ hô hấp ngay trong chính ngôi nhà của mình mà không hay
  • Chúng có thể không gây ho sặc sụa lập tức, nhưng đủ để khiến bạn một ngày kia khó thở, đau ngực, hoặc tệ hơn là phát hiện ra một khối u phổi khi đã quá muộn
  • Dưới đây là 5 “kẻ giấu mặt” trong nhà đang âm thầm gây tổn thương phổi còn hơn cả không khí ô nhiễm mà bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt: 1

Không thể phủ nhận rằng khói thuốc lá hay không khí ô nhiễm là những yếu tố gây hại phổi hàng đầu. Tuy nhiên, hàng ngày chúng ta cũng đang vô tình tiếp xúc với những chất có thể âm thầm phá hoại hệ hô hấp ngay trong chính ngôi nhà của mình mà không hay. Chúng có thể không gây ho sặc sụa lập tức, nhưng đủ để khiến bạn một ngày kia khó thở, đau ngực, hoặc tệ hơn là phát hiện ra một khối u phổi khi đã quá muộn.

Dưới đây là 5 “kẻ giấu mặt” trong nhà đang âm thầm gây tổn thương phổi còn hơn cả không khí ô nhiễm mà bạn nên loại bỏ càng sớm càng tốt:

1. Khói dầu trong bếp

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngửi mùi thơm của món chiên rán đôi khi khiến bạn cảm thấy ngon miệng, nhưng ít ai biết rằng chính khói dầu nóng lên ở nhiệt độ cao lại chứa đầy các hợp chất hữu cơ bay hơi, chất độc hại và hạt bụi mịn PM2.5. Khi tích tụ lâu dài, chúng có thể gây viêm đường hô hấp, làm trầm trọng hơn bệnh hen, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), thậm chí tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt với người nội trợ nấu ăn hàng ngày.

Để giảm thiểu điều này, hãy luôn mở cửa sổ hoặc bật quạt hút/ống khói/mùi khi nấu ăn. Hạn chế chiên rán ở nhiệt độ cao. Ưu tiên các phương pháp hấp, luộc ít dầu mỡ hơn. Cũng nên lựa chọn các loại dầu ăn chất lượng cao, có điểm bốc hơi cao và tốt hơn cho sức khỏe.

2. Nấm mốc trong nhà

Chúng không chỉ xấu xí mà còn nguy hiểm. Nấm mốc phát triển mạnh ở nơi ẩm ướt như nhà tắm, chân tường, điều hòa lâu không vệ sinh… hoặc nhiều nơi chúng ta ít để ý. Đôi khi nấm mốc còn không thể không thể thấy bằng mắt thường nhưng bào tử nấm mốc bay trong không khí và khi hít vào, chúng có thể gây viêm phổi dị ứng, hen suyễn, suy giảm chức năng phổi và trong trường hợp nặng - tổn thương phổi kéo dài. Đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi.

Vì vậy, hãy chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, nhất là những nơi ẩm ướt hay góc khuất. Khử ẩm nhà thường xuyên, xử lý triệt để các mảng tường ẩm. Dùng giấm trắng hoặc baking soda để tẩy nấm mốc an toàn thay vì lạm dụng hóa chất mạnh. Mở cửa sổ hoặc sử dụng máy hút ẩm trong mùa mưa.

3. Bụi vải từ quần áo, rèm cửa và ga trải giường

 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ga giường, chăn gối, quần áo và rèm cửa - những thứ tưởng vô hại nhưng lại tích tụ vô số bụi vải, mạt bụi và vi khuẩn. Khi bạn di chuyển hoặc nằm xuống, bụi mịn bay lên không khí, len lỏi vào phổi. Với người bị dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch, điều này có thể dẫn đến viêm phế quản, ho mãn tính và làm tăng gánh nặng hô hấp.

Để bảo vệ lá phổi, hãy giặt vỏ gối, ga giường mỗi tuần, hút bụi nệm nếu có thể. Hạn chế dùng rèm vải dày, đồ chơi nhồi bông trong phòng ngủ. Phơi đồ dưới nắng và giữ không gian thông thoáng.

4. Khói nhang, khói từ bếp than, củi

Thắp nhang, đốt bếp củi, bếp than hay dùng nến thơm đều có thể sinh ra nhiều khí độc như CO, NO2 và formaldehyde. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp khói từ đốt cháy sinh khối vào nhóm chất gây ung thư phổi hàng đầu, nhất là ở những người tiếp xúc lâu dài trong không gian kín. Chúng cũng mang theo rất nhiều bụi mịn xâm nhập vào trong cơ thể.

Cách khắc phục là không đốt hoặc hạn chế đốt nhang trong nhà kín. Nếu dùng bếp than/củi, hãy bố trí ở ngoài trời hoặc khu vực thông thoáng. Thay thế bằng bếp điện, nến/nhang không khói hoặc máy khuếch tán tinh dầu tự nhiên.

5. Hóa chất tẩy rửa và làm thơm phòng trong không gian kín

Chất tẩy bồn cầu, nước lau nhà có mùi hăng nồng, bình xịt khử mùi – tất cả đều chứa hóa chất dễ bay hơi (VOC). Lâu ngày khi tích tụ có thể làm tổn thương phổi, gây đau đầu, viêm họng và thậm chí là độc tính lâu dài. Trẻ nhỏ hít phải dễ bị rối loạn hô hấp, trong khi người lớn có thể tăng nguy cơ ung thư phổi do tiếp xúc kéo dài. Nhất là nếu chúng có khả năng tẩy rửa mạnh và bị lạm dụng thường xuyên trong không gian kín.

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Để bảo vệ phổi cũng như sức khỏe nói chung, hãy ưu tiên sản phẩm tẩy rửa không mùi hoặc chiết xuất thiên nhiên. Tránh xịt nước hoa phòng trong phòng kín. Dùng quế, sả, đinh hương, vỏ cam đun sôi để tạo hương thơm tự nhiên, thân thiện với phổi. Lựa chọn các loại hóa chất tẩy rửa và nên mở cửa, thông gió khi dùng.

Nguồn và ảnh: Times Of India, Daily Mail

Các tin khác

Bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần?

Việc vệ sinh định kỳ giúp điều hòa luôn trong tình trạng sạch sẽ, hoạt động tốt hơn, bền hơn, vậy bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần?

Thương chiến Mỹ-Trung sắp tạm lắng?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”. Mặc dù đây là tín hiệu hòa giải công khai đầu tiên sau nhiều tháng đối đầu Mỹ-Trung, con đường đi đến một bước đột phá thực sự vẫn đầy rẫy bất ổn, bất đồng chiến lược và các màn kịch chính trị.