Sức khỏe - Đời sống

Bảng chi tiêu của vợ chồng kiếm 100 triệu/ tháng ở TP.HCM khiến nhiều người choáng váng

Thu nhập 100 triệu/tháng, tổng chi tiêu hết 53 triệu, dư 47 triệu tưởng chừng là rất ổn rồi. Tuy nhiên, khi soi kỹ vào từng khoản chi của gia đình này, nhiều người chỉ biết thở dài rồi thốt lên hai từ: “Chịu thật”.

Bảng chi tiêu do người chồng chia sẻ trên MXH

Giải thích về bảng chi tiêu phía trên, anh chồng này có viết: “Khoe nhẹ một chút thu nhập hàng tháng của gia đình 4 người ở TP.HCM ạ. Không biết nhà mình chi tiêu như nào để có thể mua được nhà”.

Trong phần bình luận của bài đăng, anh chồng này cho biết thêm rằng: Trung bình mỗi tháng kiếm được 100 triệu, nên mới dám chi tiêu như vậy. Còn về khoản tiền tiêu vặt và spa của vợ, anh cũng nhẹ nhàng bày tỏ quan điểm: Vợ phải vui thì gia đình mới hạnh phúc, nên anh thấy việc để vợ mua sắm, làm đẹp cũng không có gì là quá.

Dẫu vậy, nhiều người vẫn cho rằng việc ngân sách chi tiêu cá nhân của vợ chiếm 1/5 tổng chi tiêu cả tháng của gia đình là chưa hợp lý. Đặc biệt là khi cả 2 đang có mục tiêu mua nhà.

“Cho vợ thoải mái mua sắm, làm đẹp thì cũng được nên thôi tạm bỏ qua khoản tiền tiêu vặt với spa của vợ nhưng chỗ tiền ăn thì hơi nhiều nhỉ? Tiền ăn của vợ, tiền ăn của chồng tính riêng rồi mà tiền đi chợ vẫn 12 triệu thì nhiều quá không?” - Một người thắc mắc.

“Đúng là người kiếm 100 triệu có khác, tiêu pha trông sướng mắt thật… Nhưng nếu tính mua nhà thì nên tối ưu khoản tiền ăn với tiền tiêu vặt của vợ lại thì chắc là sớm đạt mục tiêu hơn” - Một người bày tỏ.

“Mọi thứ đều ổn nếu không tính chuyện mua nhà, còn muốn mua nhà mà thu nhập 100 triệu, tiêu hết 53 triệu thế này thì khả năng là vẫn khó” - Một người thẳng thắn.

“Biết là chiều vợ, vợ vui là cả nhà vui nhưng tiền vợ đắp vào người bằng 1/5 chi phí cả tháng của 4 người thì nó vẫn rất là vô lý ấy bác ơi…” - Một người khác bình luận.

Làm sao để cân bằng giữa việc sống hưởng thụ và tiết kiệm, tích lũy cho các dự định trong tương lai?

Có làm thì cũng nên có chơi, hay nói cách khác chính là hưởng thụ. Chúng ta đều là con người, không phải một cỗ máy vô tri vô giác, có thể làm quần quật quanh năm suốt tháng mà không biết mệt.

Ảnh minh họa

Cái khó nhất ở đây không phải là kiếm tiền hay tiết kiệm, mà là tìm ra điểm cân bằng giữa hưởng thụ và tích lũy. Không phải ai cũng nhận ra rằng “sống cho hiện tại” không có nghĩa là tiêu hết sạch mọi thứ mình có, cũng như việc chuẩn bị cho tương lai không đồng nghĩa với việc cắt bỏ hết niềm vui sống ở hiện tại.

Giữa hai thái cực đó, mỗi người cần tự vẽ ra cho mình một “ranh giới mềm” - nơi mà một chuyến đi chơi, một món đồ mình thích không khiến mình lỡ dở kế hoạch dài hạn, và mỗi khoản tiền để dành cũng không khiến mình thấy đời chỉ toàn kham khổ. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.

1 - Lập quỹ chi tiêu hưởng thụ

Nếu bạn chưa biết: Theo quy tắc 6 chiếc lọ - Một quy tắc "kinh điển" trong quản lý tài chính cá nhân, quỹ hưởng thụ chính là 1 trong 6 chiếc lọ mà mỗi người cần chuẩn bị. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu hưởng thụ là hoàn toàn chính đáng, không có gì đáng bài trừ nếu đảm bảo được sự cân bằng với 5 chiếc lọ còn lại.

Ảnh minh họa

Theo T. Harv Eker, bạn có thể trích 10% thu nhập mỗi tháng để xây dựng quỹ hưởng thụ, dành cho những khoản chi tiêu giải trí mua sắm, đi du lịch.

5 "chiếc hũ" còn lại lần lượt là: Hũ nhu cầu thiết yếu (55% tổng thu nhập), hũ tiết kiệm dài hạn (10% tổng thu nhập), hũ tự do tài chính (10% tổng thu nhập), hũ giáo dục (10% tổng thu nhập), hũ từ thiện (5% tổng thu nhập).

2 - Đặt giới hạn, tiêu chí cho việc hưởng thụ

Nếu không quản lý tài chính theo quy tắc 6 chiếc lọ phía trên, bạn vẫn có thể vừa tiết kiệm, vừa duy trì ngân sách cho việc hưởng thụ bằng cách đặt ra những tiêu chí cho việc này, thay vì cứ hứng lên là móc hầu bao.

Ví dụ đơn cử như đam mê đi du lịch, bạn có thể coi nó là phần thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành 1 mục tiêu lớn trong cuộc sống như thành công tăng thu nhập, được thăng chức,... Làm như vậy, vừa có động lực phấn đấu làm việc, kiếm tiền; vừa không lo chi tiêu quá tay, thành ra rỗng túi.

Các tin khác

Dấu ấn thế hệ kiên cường: Hơn một nửa tân khoa khóa 2 VinUni được nhận làm việc tại các tập đoàn toàn cầu

Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group, Unilever, P&G, VinRobotics… 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.