Xã Hội

Cách ông chủ Tập đoàn Thuận An chia tỷ lệ tiền "cảm ơn" ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2

VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 29 bị can phạm tội trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các địa phương.

Trong vụ án, bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Bị can Nguyễn Duy Hưng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, Nguyễn Duy Hưng có mối quan hệ quen biết với Phạm Thái Hà. Giữa năm 2020, khi đó ông Hà là Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hưng đã nhờ ông Hà giới thiệu gặp Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Hà Nội để Tập đoàn Thuận An được tham gia thi công dự án trên.

Cách ông chủ Tập đoàn Thuận An chia tỷ lệ tiền 'cảm ơn' ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2- Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An.

Khi biết Hưng có mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao, sau vài ngày, tại phòng làm việc của mình, Tuấn đã đồng ý với đề nghị của Hưng về việc để Thuận An tham gia thi công cầu Vĩnh Tuy 2, và nói sẽ chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện trong quá trình đấu thầu.

Khoảng đầu tháng 6/2020, Tuấn chỉ đạo 2 Phó giám đốc Ban và một Trưởng phòng tạo điều kiện cho Thuận An.

Cùng lúc đó, Trần Việt Khoa, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cầu 7 Thăng Long cũng xin được tham gia đấu thầu, thi công dự án nên doanh nghiệp này liên danh với Thuận An tham gia đấu thầu.

Hai doanh nghiệp thống nhất Tập đoàn Thuận An tham gia 70% giá trị gói thầu số 2 dự án cầu Vĩnh Tuy 2, còn lại 30% là của Cầu 7 Thăng Long.

Ngày 18/12/2020, Ban Quản lý dự án Hà Nội có văn bản thông báo liên danh Cầu 7 Thăng Long - Thuận An trúng thầu với giá 289,8 tỷ đồng.

Để cảm ơn việc được giúp đỡ và thanh quyết toán, Hưng đã chỉ đạo cấp dưới theo dõi, trực tiếp thực hiện chi tiền cho các cá nhân tại Ban theo tỷ lệ: Giám đốc Ban 1% giá trị gói thầu; Phó Giám đốc phụ trách nghiệm thu, thanh toán 1% số tiền được thanh toán; Phòng Giám sát 2, đơn vị trực tiếp nghiệm thu, 2% số tiền được thanh toán...

Trần Việt Khoa cũng chỉ đạo cấp dưới chi tiền cho các cá nhân tại Ban Quản lý dự án Hà Nội với tỷ lệ tương tự.

Cáo trạng thể hiện, Thuận An và Cầu 7 Thăng Long đã chi hơn 12 tỷ đồng cho mục đích nêu trên.

Quá trình thi công, để có tiền bù đắp các chi phí, Hưng cũng gửi giá đối với 4 đơn vị thi công, nhà cung cấp vật liệu để thu hơn 9,2 tỷ đồng chênh lệch đưa vào hồ sơ nghiệm thu và được chủ đầu tư thanh toán.

Số tiền này được cơ quan tố tụng xác định là hậu quả thiệt hại của gói thầu số 2 dự án cầu Vĩnh Tuy 2.

Các tin khác

“Resort tại gia”: Xu hướng sống mới tại Hà Nội

Sống nghỉ dưỡng ngay tại trung tâm Thủ đô, Long Bien Central mở ra phong cách sống resort giữa phố thị, nơi thiên nhiên, tiện nghi và đẳng cấp cùng hội tụ, kiến tạo chốn an trú lý tưởng cho cư dân tinh hoa.

Cấm xe máy xăng: Giấc mơ xanh của Hà Nội

Hà Nội những ngày hè ngột ngạt bụi mịn. Những chiếc khẩu trang không còn đủ sức lọc khói xe dày đặc mỗi giờ cao điểm. Cảnh tượng ấy lặp đi lặp nhiều năm. Lần này, với Chỉ thị 20 yêu cầu "cấm xe máy xăng", giấc mơ xanh của Hà Nội có thành hiện thực?

Cuộc sống trong tù qua lời kể của một ngôi sao bóng đá

Jamie Cassidy từng có một tương lai xán lạn bên cạnh Michael Owen, Jamie Carragher. Thế nhưng cựu ngôi sao trẻ của Liverpool đã tự hủy hoại bản thân, tham gia vào đường dây buôn bán ma túy và nếm trải cuộc sống tù tội đáng quên.

Khu vực sẽ cấm xe máy chạy xăng dầu từ 1/7/2026

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026 Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong vành đai 1; từ 2028 mở rộng ra vành đai 2, hạn chế ôtô cá nhân sử dụng xăng dầu; từ 2030 mở rộng ra vành đai 3.