Công nghệ

Chat với AI tốn điện như bật lò vi sóng, mỗi câu hỏi là một hóa đơn điện ngầm

Tóm tắt:
  • Mỗi lần chat với AI có thể tiêu tốn điện như bật lò vi sóng vài giây – một công cụ mới vừa ra mắt để bạn biết mình đang "xài điện" đến mức nào
  • Bạn gửi một câu hỏi cho chatbot, AI trả lời bạn trong chớp mắt
  • Nhưng ít ai biết rằng, ngay cả lời cảm ơn đó cũng phải "trả giá" bằng… điện năng
  • Một kỹ sư công nghệ vừa ra mắt công cụ đặc biệt để cho thấy: dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường
  • Dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường

Bạn gửi một câu hỏi cho chatbot, AI trả lời bạn trong chớp mắt. Nhưng ít ai biết rằng, ngay cả lời cảm ơn đó cũng phải "trả giá" bằng… điện năng. Một kỹ sư công nghệ vừa ra mắt công cụ đặc biệt để cho thấy: dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường.

Chat với AI tốn điện như bật lò vi sóng, mỗi câu hỏi là một hóa đơn điện ngầm- Ảnh 1.

Dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường.

Julien Delavande, kỹ sư của nền tảng AI nổi tiếng Hugging Face, vừa phát triển một công cụ có khả năng ước tính lượng điện tiêu thụ của mỗi tin nhắn bạn gửi đến chatbot. Ý tưởng đến từ chính sự tò mò liệu mỗi lần tương tác với AI, chúng ta đã tốn bao nhiêu điện?

Từng câu hỏi, từng lời cảm ơn cũng “ăn” điện

Công cụ mới cho phép người dùng đo lường lượng điện tiêu thụ trong thời gian thực của các mô hình AI như Llama 3.3 70B của Meta hay Gemma 3 của Google, thông qua giao diện mã nguồn mở Chat UI.

Chẳng hạn, theo thống kê từ công cụ này, chỉ cần nhờ Llama 3.3 70B viết một email thông thường, bạn đã tiêu tốn khoảng 0,1841 Watt-giờ. Con số tưởng như nhỏ bé đó tương đương với việc bật lò vi sóng trong 0,12 giây hoặc sử dụng máy nướng bánh trong 0,02 giây.

Nghe có vẻ không đáng kể? Nhưng nếu nhân lên hàng triệu, thậm chí hàng tỷ lượt truy vấn mỗi ngày, lượng điện tiêu thụ thực sự là một vấn đề không thể xem nhẹ.

Chat với AI tốn điện như bật lò vi sóng, mỗi câu hỏi là một hóa đơn điện ngầm- Ảnh 2.

Delavande Julien cảnh báo rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như lựa chọn mô hình cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt môi trường.

AI càng thông minh, môi trường càng "than phiền"?

Các mô hình AI vận hành bằng GPU và các chip xử lý chuyên dụng, vốn cần lượng điện cực lớn để xử lý các tác vụ tính toán nặng. Khi AI ngày càng được dùng nhiều trong cuộc sống, từ viết nội dung, làm thơ, lập trình, đến đặt lịch hay tư vấn, nguy cơ bùng nổ tiêu thụ điện là hoàn toàn có thật.

Delavande cảnh báo rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như lựa chọn mô hình hay rút ngắn độ dài câu trả lời cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt môi trường.

Không chỉ dừng lại ở việc thống kê số Watt-giờ, công cụ còn đưa ra so sánh dễ hiểu: tiêu tốn điện tương đương với thiết bị gia dụng nào. Tính minh bạch này giúp người dùng hiểu rõ hơn về "dấu chân năng lượng" của AI.

Delavande chia sẻ cùng nhóm phát triển : “Chúng tôi muốn thúc đẩy sự minh bạch trong cộng đồng mã nguồn mở. Một ngày nào đó, lượng điện tiêu thụ của AI có thể sẽ được công khai giống như nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm.”

Hỏi AI cũng phải cân nhắc

Trong bối cảnh AI trở thành công cụ phổ biến trong đời sống hàng ngày, từ giáo dục đến kinh doanh, thì những tác động "ẩn" đến môi trường lại ít được chú ý. Việc chọn mô hình nhẹ, rút ngắn truy vấn, hoặc thậm chí là không dùng AI khi không cần thiết sẽ là những hành động thiết thực để giảm thiểu chi phí cả về điện năng lẫn môi trường.

Hóa ra, mỗi lần trò chuyện với AI không chỉ là tương tác ảo, mà còn là một “cái giá” thật – tính bằng tiền điện và khí thải carbon. Và công cụ của Delavande chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đáng suy ngẫm cho thời đại AI.

Các tin khác

Tiền cứ “vèo vèo” ra đi: Kiểm tra lại 5 chỗ trong nhà đang “rò tài” mà bạn không để ý

Nhiều người than “lương vẫn thế nhưng chẳng hiểu sao cuối tháng luôn cạn ví”. Không phải lúc nào cũng là do tiêu quá tay – đôi khi, chính không gian sống mới là thứ đang làm bạn thất thoát tài khí. Dưới đây là 5 vị trí trong nhà dễ gây “rò rỉ tài lộc” nếu không được bố trí đúng cách.

Trend yêu nước phủ đỏ mạng xã hội

Những ngày này, nhiều trào lưu bày tỏ lòng yêu nước được lan tỏa khắp mạng xã hội. Các nghệ sĩ cũng góp phần truyền đi thông điệp tích cực về lòng tự tôn dân tộc. Hình ảnh NSND Xuân Bắc đặt lá cờ Tổ quốc lên ngực, video "Hòa bình đẹp lắm" của hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy, Hà Myo gây sốt mạng xã hội.

Những phim kinh điển dành cho dịp 30/4

"Biệt động Sài Gòn", "Ngã ba Đồng Lộc", "Mùi cỏ cháy" là những tác phẩm kinh điển khắc họa cuộc chiến giành độc lập của dân tộc.

Hoa hậu Hoàn vũ đối mặt nhiều chỉ trích

Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đối mặt nhiều chỉ trích sau khi tước danh hiệu á hậu 3 Hoa hậu Hoàn vũ 2024 của người đẹp Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri và bổ nhiệm ông Nawat làm giám đốc điều hành mới.