Sức khỏe - Đời sống

Chỉ một lần ‘flex’ tài sản, huyền thoại Warren Buffett khiến tất cả "lặng người" về triết lý thấu đáo về nền kinh tế, vẫn nguyên giá trị sau hàng thập kỷ

Tóm tắt:
  • Warren Buffett không phô trương sự giàu có và sống giản dị tại Omaha, nơi ông đã mua nhà từ năm 1958.
  • Ông có thể thuê 10.000 họa sĩ để vẽ chân dung, nhưng điều này không thực sự tạo ra giá trị cho xã hội.
  • Ví dụ này cho thấy không phải mọi hoạt động kinh tế đều mang lại giá trị thực, chỉ tăng GNP mà không có lợi ích xã hội.
  • Buffett nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc bận rộn và tiến bộ thực sự, đề cao chất lượng hơn số lượng.
  • Ông chọn hành động ít hơn, tập trung vào suy nghĩ và nhận thức giá trị của tài sản không chỉ ở tiền bạc.

Warren Buffett không phô trương sự giàu có của mình. Ông không mua đảo riêng hay dùng dây giày bằng vàng. Ông vẫn sống trong căn nhà ở Omaha mua năm 1958 với giá 31.500 USD. Ông vẫn ăn sáng ở McDonald's, vẫn chơi bài bridge trực tuyến. Nhưng thỉnh thoảng, "Nhà tiên tri xứ Omaha" lại buông một câu nói đầy sức nặng, khiến người nghe phải suy nghĩ về toàn bộ nền kinh tế.

"Nếu tôi muốn, tôi có thể thuê 10.000 người chỉ để vẽ chân dung tôi mỗi ngày cho đến hết đời", Warren Buffett nói.

Câu nói này được tờ Harper’s Magazine trích dẫn vào năm 2010. Câu nói thể hiện phong cách đặc trưng của Buffett: thẳng thắn, có chút hài hước nhưng cũng đầy sâu sắc. Nhưng trong một bài viết trên The Atlantic một năm trước đó, ông còn giải thích rõ hơn về câu nói này, khiến câu chuyện càng đáng suy ngẫm.

Warren Buffett không cảm thấy có lỗi khi sở hữu khối tài sản khổng lồ. Điều ông có là nhận thức. Ông ví tài sản của mình như những "tấm phiếu đổi hàng" trong xã hội, tức những tờ giấy mà ông có thể dùng để mua bất cứ thứ gì, kể cả việc thuê 10.000 họa sĩ vẽ chân dung mình suốt đời.

Điều đó về mặt lý thuyết sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng, tạo ra công việc, nâng tổng sản lượng quốc gia (GNP). Nhưng giá trị thực sự thì sao? Câu trả lời là gần như bằng không. Thậm chí, việc làm như vậy còn lấy đi 10.000 người lao động, khiến họ không thể làm những công việc có ích hơn như dạy học, chăm sóc bệnh nhân, hoặc nghiên cứu cách chữa ung thư.

Nếu trước đây, câu chuyện này chỉ là một ví dụ mang tính lý thuyết, thì bây giờ, nó lại phản ánh rõ thực tế. Thế giới ngày nay có cả một ngành công nghiệp xoay quanh những công việc không mang lại giá trị thực sự. Ví dụ như các cố vấn tư vấn lẫn nhau, những người có sức ảnh hưởng (influencer) chia sẻ mẹo tăng năng suất mà họ sao chép từ người khác, hay AI tạo nội dung cho AI khác "tương tác". Mọi người trông có vẻ rất bận rộn, nhưng chúng ta có thực sự tiến về phía trước?

Ví dụ về những bức chân dung Warren Buffett là một lời nhắc nhở: không phải mọi hoạt động kinh tế đều tạo ra giá trị thực. 

Quả thực, 10.000 họa sĩ kia nếu được thuê vẫn sẽ nhận lương, GNP vẫn sẽ tăng. Nhưng cuối cùng, xã hội chỉ có thêm một nhà kho đầy tranh chân dung Buffett và một triển lãm kỳ lạ, chứ không phải thứ thực sự cần thiết.

Vấn đề không nằm ở việc đánh giá công việc nào đáng giá hơn công việc nào, mà là nhìn vào động cơ đằng sau công việc ấy. Warren Buffett muốn chỉ ra rằng con người rất dễ nhầm lẫn giữa việc làm cho có với sự tiến bộ thực sự, khi hệ thống chỉ tập trung vào số lượng thay vì chất lượng.

"Ngồi im đôi khi lại là hành động thông minh nhất", Buffett từng viết trong lá thư gửi cổ đông Berkshire Hathaway năm 1997.

Buffett kiếm hàng tỷ USD bằng cách ngồi một mình trong phòng, đọc báo cáo tài chính, trong khi phần thế giới bận rộn xoay vòng. Việc "không làm gì" của ông không phải là lười biếng, mà là kỷ luật, là sự tập trung, là từ chối chạy theo những ồn ào vô nghĩa. Và nó đã hiệu quả.

Ông có thể làm bất cứ điều gì. Nhưng thay vào đó, ông chọn suy nghĩ.

Đó chính là nghịch lý vẫn còn nguyên giá trị đến tận hôm nay. Người đàn ông đủ giàu để làm tất cả mọi thứ lại chọn hành động ít đi. Bởi ông hiểu giá trị thực sự không chỉ nằm ở tiền bạc, mà còn ở tác động mà nó tạo ra.

Tham khảo Benzinga

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

Ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng

Từ nhóm ngân hàng quốc doanh tham gia bình ổn vàng cho đến các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh vàng đều lãi lớn từ vàng trong bối cảnh giá vàng ngày càng tăng cao.