Du lịch - Ẩm thực

Để hình ảnh Việt Nam từ "được biết đến" sang "được lựa chọn, ngưỡng mộ"

Đó là phát biểu của ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại cuộc tọa đàm có chủ đề "Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới".

Tọa đàm do Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức ngày 10/7.

Mục tiêu chung được đề ra trong chiến lược là thúc đẩy thông tin tích cực về Việt Nam trong và ngoài nước nhằm tăng sự nhận diện tích cực về một hình ảnh Việt Nam "ổn định, phát triển, đổi mới và sáng tạo, giàu bản sắc văn hóa". Qua đó, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Theo định hướng của chiến lược, đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện truyền thông và quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài theo định hướng thống nhất; tổ chức ít nhất 10 chiến dịch truyền thông trọng điểm mang tầm quốc tế; nâng mức độ nội dung tích cực về Việt Nam trên báo chí quốc tế và nền tảng số lên ít nhất 80%. 

Chiến lược cũng hướng tới việc đưa Việt Nam vào nhóm 40 quốc gia có mức độ xuất hiện tích cực cao trên truyền thông toàn cầu, thu hút 35 triệu khách quốc tế vào năm 2030, đồng thời đặt mục tiêu để ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030 và 8% vào năm 2035. 

"Kết quả kỳ vọng của chiến lược truyền thông, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài là giúp Việt Nam chuyển từ 'được biết đến' sang 'được lựa chọn, ngưỡng mộ'", ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

W-9b6045355f16e948b007 (1).jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm, gồm đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, chuyên gia truyền thông, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế

Về phương thức thực hiện, chiến lược đề xuất đa dạng hóa hình thức truyền thông từ nền tảng truyền thống đến số hóa, lồng ghép truyền thông vào các sự kiện ngoại giao, văn hóa, thể thao; kết hợp với báo chí quốc tế, các đoàn làm phim và phóng viên nước ngoài.

Song song với đó là các giải pháp hỗ trợ cụ thể như nâng cao năng lực cho các địa phương, xây dựng thương hiệu đặc trưng, tổ chức điều tra, khảo sát quốc tế và phát huy vai trò của các nền tảng truyền thông đối ngoại. 

Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, bà Vũ Việt Trang, nhận định: "Việc định vị hình ảnh quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của truyền thông, mà còn là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển tổng thể.

Chúng tôi cho rằng, để thực hiện thành công chiến lược, cần có một hệ sinh thái truyền thông mạnh, trong đó báo chí chính thống giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng dữ liệu tin cậy để các chủ thể khác – từ KOL (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội), nhà sáng tạo nội dung số đến doanh nghiệp và kiều bào – có thể cùng kể một câu chuyện Việt Nam nhất quán và truyền cảm hứng".

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, góp ý cho nội dung trong chiến lược. Các chủ đề tập trung vào định vị hình ảnh quốc gia, phương pháp kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng thương hiệu quốc gia, cũng như vai trò của truyền thông số và lực lượng "người kể chuyện độc lập" trong kỷ nguyên đa nền tảng.

Các tin khác

Chợ đầu mối hay chợ đầu độc?

Nhiều người dân kinh hãi đặt ra câu hỏi này khi biết vụ 3 kiốt ở chợ đầu mối Tân Mai (Hà Nội) nhập thịt lợn bệnh để bán, và có lẽ đây chỉ là phần nổi của tảng băng.

Cận cảnh "đại công trường" phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc

Trước thềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2027, đặc khu Phú Quốc đang trở thành đại công trường với hàng loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ đồng được thi công khẩn cấp, từ mở rộng sân bay quốc tế đến xây dựng trung tâm hội nghị, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế...

Tottenham "nổ" thêm bom tấn chuyển nhượng, MU ghen tị

Chỉ 24 giờ sau khi đạt được thỏa thuận mua Kudus, Tottenham tiếp tục "chơi lớn" khi kích hoạt điều khoản giải phóng hợp đồng Morgan Gibbs-White của Nottingham Forest, trị giá 60 triệu bảng Anh.