Thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng đang tìm cách đưa khí đốt Nga trở lại châu Âu

Tóm tắt:
  • Nga và Mỹ đang thảo luận về khả năng nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu, bất chấp lệnh cấm vận.
  • Cuộc đối thoại được thực hiện với Mỹ, nhằm giải quyết xung đột Ukraine và vượt qua rào cản chính trị.
  • Các công ty Mỹ có thể mua khí từ Gazprom và bán lại cho châu Âu, để giảm bớt sự phản kháng chính trị.
  • Thị phần khí đốt của Nga tại EU giảm mạnh, từ 40% còn 19% sau năm 2022 do mất thị trường.
  • Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu vẫn đang lên kế hoạch cấm hoàn toàn năng lượng Nga từ năm 2027.

Trợ lý tổng thống Nga - ông Yuri Ushakov xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với Interfax vào ngày 9 tháng 5 năm 2025 rằng Moskva và Washington đang tích cực thảo luận về khả năng nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

Các cuộc đàm phán là một phần trong nỗ lực giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm việc tìm kiếm biện pháp để vượt qua những rào cản chính trị và pháp lý.

Ông Ushakov nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại đang được tiến hành độc quyền với phía Mỹ nhưng giữ kín danh tính người đối thoại.

Những gì diễn ra phản ánh nỗ lực của Nga nhằm giành lại thị phần đã mất trên thị trường khí đốt châu Âu, bất chấp sự phản đối từ EU, khi khối này đang tìm cách từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu của Nga vào năm 2027.

Điện Kremlin và Nhà Trắng đang tìm cách đưa khí đốt Nga trở lại châu Âu- Ảnh 1.

Khí đốt Nga có thể trở lại châu Âu?

Theo Reuters, đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là ông Steve Witkoff cùng với người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga - ông Kirill Dmitriev đang tham gia các cuộc đàm phán.

Nguồn tin của cơ quan này cho hay vào ngày 8 tháng 5, một kế hoạch đang được xem xét, trong đó các công ty Mỹ mua khí đốt từ Gazprom và bán lại cho châu Âu, điều này có thể làm giảm bớt sự phản kháng chính trị ở EU.

Một lựa chọn khác là bán cổ phần cho các nhà đầu tư Mỹ trong đường ống Nord Stream, đường ống qua Ukraine, hoặc thậm chí là chính Gazprom.

Những đề xuất này xuất phát từ mong muốn của các công ty châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Pháp, nhằm giảm chi phí năng lượng, vì nguồn cung LNG từ Hoa Kỳ đắt hơn khí đốt Nga.

Bối cảnh năng lượng của châu Âu vẫn còn phức tạp. Sau năm 2022, thị phần khí đốt của Nga tại EU giảm từ 40% xuống 19%, phần lớn là nguồn cung cấp LNG cho Hungary, Slovakia, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ.

Khoản lỗ của Gazprom năm 2023 lên tới 7 tỷ đô la do mất thị trường châu Âu. Tuy nhiên các công ty lớn như Engie của Pháp đã bày tỏ mong muốn quay lại mua khí đốt của Nga nếu xung đột ở Ukraine được giải quyết.

Những trở ngại chính trị vẫn còn đáng kể khi Ủy ban châu Âu đã trình kế hoạch cấm hoàn toàn nhiên liệu của Nga từ năm 2027, và Nord Stream 2 vẫn chưa nhận được giấy phép hoạt động từ Đức.

Ngoài ra trong số 4 tuyến đường ống Nord Stream, chỉ có 1 tuyến duy nhất còn hoạt động sau vụ nổ năm 2022, điều này hạn chế khả năng kỹ thuật để cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Theo Interfax

Các tin khác

Ford Everest có đối thủ mới

Sau khi ra mắt bán tải hybrid Frontier Pro, Nissan đang có kế hoạch phát triển thêm phiên bản SUV để cạnh tranh với cặp đôi Ford Everest và Ranger.

Bên trong cơ sở sản xuất nước hoa giả ‘Made in Dubai’

Nước hoa được pha chế từ các loại hóa chất, theo cách thủ công bằng cách cho vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau. Sau đó bơm vào các chai nhỏ có dung tích từ 10-50 ml. Các chai, lọ nước hoa sẽ được dán nhãn mác, vỏ hộp có in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.