Sức khỏe - Đời sống

Đoạn tuyệt với 3 thói quen “nghèo sang chảnh” này, cuộc sống của tôi ngày càng đủ đầy hơn: Tôi ước gì mình đã làm sớm hơn!

Tóm tắt:
  • Tôi từng chi tiêu quá mức vào đồ đắt tiền để thể hiện sự tinh tế, nhưng nhận ra mình chỉ "nghèo sang chảnh".
  • Tôi ngừng mua sản phẩm chăm sóc da đắt đỏ, chuyển sang dùng đồ tự nhiên, tiết kiệm hàng chục triệu.
  • Tôi bỏ thói quen làm tóc, móng hàng tuần vì hại sức khỏe và tốn kém, cuối tháng dư tiền hơn.
  • Tự nấu ăn giúp tôi giảm chi phí, cải thiện sức khỏe và tránh lãng phí thực phẩm.
  • Ở tuổi 40, tôi sống cân bằng, tiết kiệm, cảm thấy hạnh phúc hơn so với trước.

Khi còn trẻ, tôi luôn nghĩ rằng "sự tinh tế" là một thái độ sống, mà muốn đạt được thì chỉ cần chi tiền sắm những món đồ thời thượng nhất, mới nhất là đủ. Với cách suy nghĩ đó, tôi mua các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền, túi xách hàng hiệu, thay đổi kiểu móng, kiểu tóc hàng tuần,...

Tôi nghĩ rằng đây chính là cuộc sống tinh tế. Nhưng khi gần bước sang tuổi 40, tôi mới phát hiện ra rằng mình chỉ đang “nghèo một cách sang chảnh”, bởi vì trong tay tôi chẳng có bao nhiêu tiền dù đã bước sang tuổi trung niên. Chăm sóc đầu tư cho ngoại hình bằng những món đồ đắt tiền không mang lại cho tôi điều gì ngoài một sự nghèo tinh tế và bền vững.

Đó là lúc tôi nhận ra mình đã lầm đường quá lâu. Sự thay đổi khi đã độ tuổi trung niên là hơi muộn, nhưng vẫn còn tốt hơn là không bao giờ.

Sau khi nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, tôi quyết tâm từng bước thay đổi những thói quen sau để thoát cảnh sang chảnh mà rỗng ví.

1 - Ngừng chi tiêu quá mức vào các sản phẩm chăm sóc da

Tôi từng nghĩ rằng sản phẩm chăm sóc da càng đắt tiền thì càng tốt. Nếu quảng cáo nói rằng chúng có thể chống lão hóa và xóa nếp nhăn, tôi sẽ sẵn sàng chi tiền triệu để mua một lọ tinh chất. Nhưng sau một thời gian sử dụng, tôi thấy da mình không cải thiện đáng kể.

Nói cách khác, tôi đã bị những lời quảng cáo mỹ miều đánh lừa.

Đoạn tuyệt với 3 thói quen “nghèo sang chảnh” này, cuộc sống của tôi ngày càng đủ đầy hơn: Tôi ước gì mình đã làm sớm hơn!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi bắt đầu tối giản hóa quy trình chăm sóc da mặt và da cơ thể. Tôi ngừng chi tiền cho các thương hiệu lớn và “làm quen” với các sản phẩm từ thiên nhiên, chúng vừa hiệu quả mà lại cũng không quá đắt.

Từng bước từng bước như vậy, ở thời điểm hiện tại, bàn trang điểm của tôi không còn ngập ngụa chai lọ, tất cả mọi thứ gọn gàng ngăn nắp, đồng nghĩa với việc tôi đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng và cả thời gian thử nghiệm sản phẩm. Tôi trung thành với sự phù hợp mà bản thân đã tìm ra, hoàn toàn không có nhu cầu thay đổi hay chi tiền để thử bất kỳ sản phẩm mới nào.

Nói thẳng ra, tôi không còn bị những lời quảng cáo đánh lừa, và cũng không còn cảm giác FOMO với những món đồ mới ra mắt nữa.

2 - Từ bỏ việc làm tóc, làm móng hàng tuần

Trước đây, tôi gắn bó với salon và tiệm làm nail hàng tuần. Nếu mọi người thường làm nail mỗi tháng 1 lần, hoặc cùng lắm là 2 tuần 1 lần, thì tôi làm hàng tuần, vì cảm giác cả thèm chóng chán. Việc này kéo dài liên tục suốt gần 3 năm, tôi cũng chẳng nhớ nổi mình đã chi bao nhiêu tiền để làm tóc và làm nail trong suốt quãng thời gian ấy. Thật lòng mà nói, bản thân tôi cũng sợ không dám tính tiền, vì tôi chắc chắn số tiền đó là không nhỏ.

Nhưng động lực để tôi từ bỏ thú vui phù phiếm này lại không phải do tiếc tiền, mà vì sự sa sút về sức khỏe. Liên tục tác động hóa chất khiến tóc và móng tôi yếu hệt một cọng rơm. Vuốt tóc là rụng, móng tay gãy dù chẳng làm gì nặng nhọc.

Đó mới là động lực để tôi thay đổi. Sau một thời gian không làm nail, làm tóc, đến việc gội đầu cũng chẳng thèm ra tiệm, tôi mới nhận ra cuối tháng, bản thân không những không hết tiền mà thậm chí còn dư ra vài triệu. Tận lúc ấy tôi mới bừng tỉnh nhận ra quá khứ mình đã “đốt” quá nhiều tiền cho những dịch vụ làm đẹp “có hại”.

3 - Tự nấu ăn tại nhà

Trước đây, vì sống 1 mình nên tôi thường chẳng bao giờ vào bếp. Căn bếp nguội lạnh suốt cả mấy năm trời vì tôi luôn chỉ ăn hàng, nếu có ăn ở nhà thì cũng là đặt đồ ăn giao tận nơi, nhất quyết không chịu vào bếp.

Đoạn tuyệt với 3 thói quen “nghèo sang chảnh” này, cuộc sống của tôi ngày càng đủ đầy hơn: Tôi ước gì mình đã làm sớm hơn!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Điều này vừa có lợi, vừa có hại. Mặt lợi là tiết kiệm thời gian, công sức đi chợ, nấu nướng. Còn mặt hại là vừa tốn tiền, vừa tăng cân. Vì đồ ăn ngoài quán - dù là bình dân hay sang chảnh thì thường cũng dùng nhiều dầu mỡ, gia vị.

Muốn giảm cân, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vào bếp. Cũng phải gần 3 tháng, tôi mới làm quen được với việc tự nấu 3 bữa 1 ngày. Trình độ bếp núc của tôi dần được cải thiện, tôi cũng học được cách mua nguyên liệu vừa đủ để không lãng phí thực phẩm.

Và điều bất ngờ là kể từ ngày tự nấu ăn, chi phí ăn uống của tôi giảm được gần 1 nửa. Trước đó, tôi luôn mặc định ở 1 mình mà nấu nướng thì sẽ rất tốn kém. Nhưng hoàn toàn không phải, chỉ cần không mua lố thực phẩm, dù ở 1 mình hay nhiều mình, việc tự nấu ăn sẽ tiết kiệm hơn nhiều.

Ở tuổi 40, sau khi từ bỏ những hành vi nghèo sang chảnh để học cách sống cân bằng, tiết kiệm, tôi không chỉ tiết kiệm được thêm tiền, mà còn cảm thấy cuộc sống vui vẻ, đủ đầy hơn hẳn cái thời “ném tiền qua cửa sổ”.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Rác "ngập" phố đi bộ hồ Gươm sau khi người dân đến vui chơi kỳ nghỉ lễ

Dịp cuối tuần, nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người dân "đổ' về khu vực hồ Hoàn Kiếm để vui chơi, check in toà nhà "Hàm cá mập" và tham gia các hoạt động khác. Tuy nhiên, sau "cuộc vui", một số người kém ý thức đã bỏ lại nhiều loại rác thải trên hàng loạt tuyến phố quanh hồ.

Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?

Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được nhận thêm nhiệm vụ

UBND TPHCM vừa có Quyết định số 1274/QĐ-UBND về việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Được - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học tại TPHCM.