Xã Hội

Gần 43% lao động đi tìm việc thuộc nhóm U40

Tóm tắt:
  • Quý I/2025, gần 43% lao động tìm việc độ tuổi 30-39, hơn 37% thuộc nhóm 20-29 tuổi, theo thống kê từ Bộ Nội vụ
  • Dữ liệu Bản tin thị trường lao động quý I/2025 do Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động thuộc Bộ Nội vụ tổng hợp từ 18
  • 000 lao động đi tìm việc trên các website, 25
  • 000 doanh nghiệp tuyển dụng với gần 200
  • 000 lượt bản tin đăng tuyển

Dữ liệu Bản tin thị trường lao động quý I/2025 do Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động thuộc Bộ Nội vụ tổng hợp từ 18.000 lao động đi tìm việc trên các website, 25.000 doanh nghiệp tuyển dụng với gần 200.000 lượt bản tin đăng tuyển.

Người tìm việc nhiều nhất ở nhóm nghề quản trị doanh nghiệp, nhân viên bán hàng, mua sắm và môi giới, kinh doanh tiếp thị, quảng cáo. Trong khi nhà tuyển dụng thường tìm lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, vận tải, bán hàng.

Lao động nghe tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, tháng 4/2025. Ảnh: Hoàng Giang

Lao động nghe tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, tháng 4/2025. Ảnh: Hoàng Giang

Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích dự báo chiến lược và dịch vụ công, Viện khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động, cho biết lao động tìm việc qua nhiều hình thức, như đến trực tiếp, qua trung tâm dịch vụ việc làm công, trang tin tuyển dụng trực tuyến. Trong đó nhóm tìm việc qua mạng hoặc các website tuyển dụng phần lớn thông thạo công nghệ, thường có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Nhóm 30-39 chiếm gần 43% người đi tìm việc trong ba tháng đầu năm, theo ông Toàn, là xu hướng thường thấy dịp đầu năm. Bởi độ tuổi này đã có kinh nghiệm, kỹ năng, nhiều người cần sự thay đổi về vị trí, mức lương, môi trường làm việc và có xu hướng "nhảy việc". "Nhóm 30-39 tuổi tìm việc nhiều không có nghĩa đều thất nghiệp mà một phần do chuyển đổi công việc, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp quý I giảm so với quý trước", ông Toàn khẳng định.

Song ở góc độ khác, tỷ lệ trên cũng cho thấy thị trường lao động đang khó khăn. U40 là nhóm dễ rơi vào bẫy việc làm trung niên khi công nghệ dần thay thế việc làm truyền thống, sự gia nhập của lao động trẻ. Việc có bị thay thế hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lao động có thích nghi được với vị trí việc làm hay không. Cùng một vị trí việc làm, nhìn lại khoảng hai năm trước so với hiện tại sẽ có những đòi hỏi rất khác. Chưa kể tình hình kinh tế thế giới, chính sách thuế quan Mỹ cũng sẽ tác động nhất định tới thị trường lao động trong nước thời gian tới.

Ông khuyến cáo lao động cần tự trang bị thêm kỹ năng công nghệ thông tin đi kèm chuyên môn để giải quyết công việc tốt hơn, thường xuyên cập nhật thông tin vị trí việc làm để có định hướng cho công việc.

Xu hướng tuyển dụng quý I vẫn chủ yếu yêu cầu trình độ đại học trở lên chiếm gần 53%, tiếp đến là cao đẳng, trung cấp 40%; chỉ gần 7% không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Cầu gặp cung khi gần 51% lao động tìm việc có trình độ đại học trở lên; 29% thuộc nhóm cao đẳng, trung cấp. Ở vị trí công việc tạm thời, thị trường ghi nhận sự "lệch pha" khi chỉ 8% tuyển dụng trong khi 32% cần công việc tạm thời.

Thị trường lao động quý tới phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, có thể biến động một phần từ chính sách thuế quan của Mỹ, nhất là các ngành hàng thâm dụng lao động như điện tử, may mặc... Ngược lại, nhóm được dự báo tăng tuyển dụng là bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, logistic, vận tải, xây dựng khi lĩnh vực đầu tư công được đẩy mạnh tạo ra nhiều việc làm tương ứng.

Lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, tháng 4/2025. Ảnh: Hoàng Giang

Lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, tháng 4/2025. Ảnh: Hoàng Giang

Quý I ghi nhận gần 145.00 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm gần 30.000 người so với quý IV/2024. Trong đó gần 124.000 lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người nhận hỗ trợ học nghề vẫn chiếm lượng nhỏ, chỉ hơn 3.600.

Lao động không có bằng cấp chứng chỉ vẫn là nhóm nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất gần 60%; tiếp đến là trình độ đại học trở lên gần 19%; cao đẳng trên 7%; trung cấp 6% và nhóm có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp 8,5%.

Công nghiệp chế biến chế tạo là nhóm ngành có lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất, trên 43%; tiếp đến là hoạt động dịch vụ gần 30%; nông lâm nghiệp và thủy sản hơn 4%; xây dựng 3% và bán buôn bán lẻ 2,5%. Xét về nghề nghiệp, thợ may thêu và các thợ có liên quan chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số người đăng ký trên 21%; thợ lắp ráp 7%; nhân viên bán hàng, kế toán cùng tỷ lệ 3,6%.

Các tin khác

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình" từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

6 thói quen âm thầm làm giảm tuổi thọ

Thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ, căng thẳng, mất ngủ, ăn quá muộn vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh gây tử vong sớm.

Thủ đoạn lừa đảo mới bằng quét mã QR: Hơn 180 triệu chủ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam chú ý để tránh mất tiền, mất luôn tài khoản

Hiện Việt Nam có khoảng 180 triệu tài khoản ngân hàng và 138 triệu thẻ ngân hàng. Hình thức quét mã QR để thanh toán ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, công nghệ này nhưng cũng đang được các nhóm tội phạm mạng lợi dụng khai thác để tạo ra mã QR độc hại để lừa đảo, các chủ tài khoản cần chú ý.

Chủ tịch nước cử Thiếu tá Sử Tấn Phi Long tới Phái bộ MINUSCA

Sáng 21/4, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cử Thiếu tá Sử Tấn Phi Long đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi.