Sức khỏe - Đời sống

Khi rửa bát đĩa, hãy làm theo cách này để sạch hết hóa chất: Đừng vội vàng để rồi "ăn" chất tẩy rửa vào người

Rửa bát đĩa tưởng chừng là việc hết sức bình thường và đơn giản: Dùng nước rửa bát làm sạch chất bẩn làm rửa lại với nước sạch là xong. Tuy nhiên, quy trình 2 bước này hoàn toàn có thể khiến bạn nuốt phải chất tẩy rửa còn sót lại trên bát đĩa. Nguyên do là bạn xả nước không kỹ lượng. Kết quả là sức khỏe của cả gia đình bạn bị đe dọa.

Khi rửa bát đĩa, hãy làm theo cách này để sạch hết hóa chất: Đừng vội vàng để rồi "ăn" chất tẩy rửa vào người - Ảnh 1.

Chất tẩy rửa có thể bám lại trên bát đĩa nếu không được xả kỹ.

Theo Tạp chí của Hiệp hội Kỹ thuật Môi trường Hàn Quốc, việc xả kỹ trong quá trình rửa bát là rất quan trọng để giảm thiểu lượng chất tẩy rửa ăn vào.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lượng nước rửa chén trung bình của người Hàn Quốc là 8ml trên miếng rửa bát, rửa bốn loại vật dụng khác nhau, sau đó xả dưới vòi nước chảy trong 7 giây và 15 giây. Sau khi rửa xong, họ đổ 100ml nước cất vào mỗi vật dụng, lắc đều để chiết xuất và phân tích lượng chất hoạt động bề mặt còn sót lại. Kết quả cho thấy, với thời gian xả 7 giây, nồng độ chất hoạt động bề mặt còn sót lại trên các vật dụng lần lượt là: Nồi đất 4.68mg/L, chảo rán 1.22mg/L, bát thủy tinh 0.57mg/L và hộp nhựa 0.25mg/L.

Tất cả các vật dụng đều còn hóa chất trên bề mặt. Ngược lại, khi xả trong 15 giây, chỉ có nồi đất là còn phát hiện chất hoạt động bề mặt, các vật dụng khác thì không.

Giáo sư Ham Seung-heon, khoa Y học Môi trường Nghề nghiệp, Bệnh viện Gachon University Gil, cho biết: "Trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và hen suyễn cao hơn. Cặn chất tẩy rửa có thể bám vào thức ăn trong bữa ăn tiếp theo và đi vào cơ thể, do đó không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối khỏi việc ăn phải hóa chất".

Khi rửa bát đĩa, hãy làm theo cách này để sạch hết hóa chất: Đừng vội vàng để rồi "ăn" chất tẩy rửa vào người - Ảnh 2.

Những sai lầm khác trong rửa chén bát khiến hóa chất còn đọng lại

1. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa

Đây là thói quen mà rất nhiều người mắc phải vì nghĩ rằng sẽ giúp chén đĩa sạch hơn. Tuy nhiên, việc này không chỉ lãng phí nước rửa chén mà còn khiến hóa chất đậm đặc bám sâu vào bề mặt vật dụng, đặc biệt là những nơi có vết nứt, xước.

Đây là thói quen mà rất nhiều người mắc phải vì nghĩ rằng sẽ giúp chén đĩa sạch hơn. Tuy nhiên, việc này không chỉ lãng phí nước rửa chén mà còn khiến hóa chất đậm đặc bám sâu vào bề mặt vật dụng, đặc biệt là những nơi có vết nứt, xước.

Cách khắc phục: Luôn pha loãng nước rửa chén với nước theo tỉ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất hoặc tự ước lượng. Nên pha vào một cái chén nhỏ hoặc ca, khuấy đều cho tạo bọt rồi mới dùng miếng rửa chén nhúng vào dung dịch này để cọ rửa.

Khi rửa bát đĩa, hãy làm theo cách này để sạch hết hóa chất: Đừng vội vàng để rồi "ăn" chất tẩy rửa vào người - Ảnh 3.

2. Sử dụng quá nhiều nước rửa chén

Nhiều người cho rằng càng dùng nhiều nước rửa chén thì chén bát càng sạch. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Giống như việc đổ trực tiếp, dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ làm tăng lượng hóa chất bám trên bề mặt. Mặc dù mắt thường khó nhìn thấy, nhưng các phân tử hóa chất vẫn còn đó. Việc này gây khó khăn hơn trong quá trình tráng rửa, buộc bạn phải dùng nhiều nước hơn và mất nhiều thời gian hơn để đảm bảo sạch xà phòng. Hóa chất tồn đọng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, hô hấp và tăng nguy cơ gây bệnh về da liễu.

Cách khắc phục: Chỉ dùng một lượng vừa đủ nước rửa chén đã pha loãng. Đối với chén đĩa ít dầu mỡ, có thể chỉ cần một lượng rất nhỏ.

3. Ngâm chén bát trong nước rửa chén quá lâu

Nhiều người có thói quen ngâm chén bát bẩn trong dung dịch nước rửa chén để dễ cọ rửa hơn.

Việc ngâm chén bát trong nước rửa chén quá lâu (đặc biệt là qua đêm) sẽ tạo điều kiện cho hóa chất thẩm thấu sâu vào vật liệu làm chén bát. Đồng thời, đây cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Dù sau đó có rửa sạch, nguy cơ còn sót lại hóa chất và vi khuẩn vẫn cao hơn.

Cách khắc phục: Nên rửa chén ngay sau khi ăn để tránh thức ăn khô bám chặt và vi khuẩn phát triển. Nếu cần ngâm, hãy ngâm trong nước sạch (có thể thêm chút muối hoặc giấm) thay vì nước rửa chén, và không ngâm quá lâu (tối đa khoảng 15-20 phút).

Khi rửa bát đĩa, hãy làm theo cách này để sạch hết hóa chất: Đừng vội vàng để rồi "ăn" chất tẩy rửa vào người - Ảnh 4.

Giáo sư Ham Seung-heon khuyên: "Pha loãng nước rửa chén trong chậu rửa bát là cách hiệu quả để kiểm soát lượng nước rửa chén sử dụng". Dầu mỡ bám trên chảo hoặc bát đĩa sẽ đông cứng lại sau một thời gian. Do đó, việc vệ sinh càng sớm càng tốt là rất quan trọng. Trước hết, cần loại bỏ dầu mỡ. Có thể sử dụng rượu soju để làm sạch dầu mỡ hiệu quả. Đổ một ít rượu soju vào chảo và đun sôi sẽ giúp dầu mỡ tan chảy thành dạng lỏng. Sau đó, dùng khăn giấy hoặc giấy vệ sinh lau sạch dầu mỡ đã tan chảy.

Lưu ý không đổ dầu mỡ xuống bồn rửa vì chúng có thể đông cứng lại và gây tắc nghẽn đường ống thoát nước. Sau khi đã loại bỏ phần lớn dầu mỡ, xả nước nóng vào chậu rửa bát, pha loãng nước rửa chén và tiến hành rửa bát.

Các tin khác

Cảnh giác số lạ gọi "cập nhật thông tin" VNeID

Sau khi vận hành chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính mới, tại tỉnh Cà Mau, một số đối tượng đã lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức giả mạo hướng dẫn cập nhật thông tin trên ứng dụng VNeID.

Doanh nghiệp nợ cổ tức hơn chục năm

Theo lịch chốt quyền để trả cổ tức, Công ty CP Sông Đà 12, Công ty CP Sông Đà 4, Công ty CP Simco Sông Đà… đang nợ tiền cổ tức của cổ đông, phải xin gia hạn chi trả nhiều lần.

Sắp diễn ra giải cưỡi ngựa chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam – Vinpearl Equestrian Cup 2025

Tháng 11 này, Vinpearl Equestrian Cup 2025 sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam tổ chức cuộc thi cưỡi ngựa chuyên nghiệp mang tầm vóc quốc tế, hứa hẹn mang đến những màn so tài mã thuật mãn nhãn và kịch tính. Giải đấu được đăng cai bởi Học viện Cưỡi ngựa Vinpearl Vũ Yên - trung tâm đào tạo và huấn luyện ngựa hiện đại bậc nhất cả nước, tọa lạc tại Vinhomes Royal Island (thành phố Đảo Hoàng Gia), Hải Phòng.