Thế giới

Loại quả cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng từng gây “sóng gió” cho nhiều triều đình phong kiến Trung Quốc vì độ khan hiếm: Nhà vua đau đầu xem chia quả cho ai

Loại quả cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng từng gây “sóng gió” cho nhiều triều đình phong kiến Trung Quốc vì độ khan hiếm: Nhà vua đau đầu xem chia quả cho ai- Ảnh 1.

Trong một lần tới Tây An – hay còn được gọi là Trường An, một trong những cố đô lâu đời nhất của Trung Quốc – tôi mới biết rằng người miền bắc Trung Quốc thời xưa rất thích một loại quả vô cùng phổ biến ở Việt Nam: quả vải.

Loại quả này được các vị vua thời Đường đặt tên là “hũ đường trắng” để ca ngợi lớp thịt quả ngọt ngào, trắng bóc và vị thơm khó cưỡng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của loại quả này là không phải ở đâu cũng có thể trồng được cây vải.

Người dân miền Bắc Trung Quốc đến 100 năm trở lại đây mới bắt đầu biết đến vị vải, vì trước đó chỉ vùng miền Nam mới trồng được loại cây này. Các nỗ lực trồng cây vải ở miền Bắc Trung Quốc đều không mang lại hiệu quả. Do đó, chỉ những người quyền thế, giàu có hoặc những người từng tới miền Nam mới được nếm loại quả đặc biệt này.

Loại quả cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng từng gây “sóng gió” cho nhiều triều đình phong kiến Trung Quốc vì độ khan hiếm: Nhà vua đau đầu xem chia quả cho ai- Ảnh 2.

Thời phong kiến, kinh đô của Trung Quốc thường đặt tại miền Bắc. Để đưa được vải từ miền Nam lên với quãng đường hơn 2.500km trong thời gian ngắn, người ta chỉ có cách duy nhất là vận chuyển bằng ngựa.

Theo ghi chép của người Trung Quốc xưa, vải là loại quả “một ngày đổi màu, hai ngày đổi hương, ba ngày đổi vị”. Do đó, vận chuyển vải là cuộc đua với thời gian. Từ khi được hái xuống cây, ngựa sẽ chạy hết tốc lực để đến các dịch trạm tiếp theo (tương đương với các bưu điện thời hiện đại), chuyển đơn hàng vải cho con ngựa kế tiếp. Nhiều con ngựa đã kiệt sức mà chết trên đường đi, tất cả chỉ để đảm bảo vải tươi đến được bàn ăn của nhà vua.

Tác phẩm "Vải thiều ở Trường An" là một trong những ghi chép nổi tiếng về thú vui thưởng thức vải thời phong kiến, cũng như nỗi khổ của người vận chuyển vải từ miền Nam lên miền Bắc. Theo ước tính, cước phí vận chuyển một hộp vải từ nơi xuất xứ đến kinh đô Trường An là 31.020 quan tiền. Vào thời điểm đó, lương tháng của một viên quan cấp chín là 10 quan tiền.

Tức là, một lần vận chuyển vải tương đương với tiền lương của quan chức trong 258 năm và số tiền này có thể mua được 100 ngôi nhà có sân trong khu hoàng thành. Một con số khổng lồ mà không người dân thường nào có thể mơ tới.

Loại quả cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng từng gây “sóng gió” cho nhiều triều đình phong kiến Trung Quốc vì độ khan hiếm: Nhà vua đau đầu xem chia quả cho ai- Ảnh 3.

Sau này, khi tôi có cơ hội đi Bắc Kinh, tôi lại biết được thêm những điều kỳ lạ về cách vận chuyển vải của triều đại phong kiến thời nhà Thanh.

Do địa thế ở đây khác với ở Trường An, nên người Trung Quốc xưa có thêm một cách khác để vận chuyển vải ngoài đường bộ: đó là vận chuyển bằng đường biển.

Một vị quan nảy ra ý tưởng rằng nếu nhổ cả vườn cây cho xuống thuyền và vừa đi vừa chờ cây nở hoa đơm trái, thì vua sẽ có quả tươi để ăn. Như vậy, đây sẽ không còn là cuộc đua về thời gian nữa, và thuyền chở vải có thể lênh đênh trên biển cho tới lúc quả gần chín. Các cây vải được vận chuyển từ vùng Phúc Kiến, đi men theo biển Hoa Đông để hướng về phía Bắc Kinh.

Các cây vải được các hoạn quan chăm sóc cực kỳ chỉn chu và cẩn thận, với mục tiêu đảm bảo có nhiều quả vải nhất đến được tay vua. Tuy nhiên, trong số 220 quả vải được thành hình từ 58 cây vải, chỉ có khoảng 40 quả chín.

Ghi chép kể lại rằng vua Càn Long khi nhận được vải đã đem đi lễ Phật, sau đó tự chia cho mình 10 quả, chia cho Thái hậu 2 quả, Hoàng hậu 1 quả, còn lại gần 20 phi tần khác mỗi người được 1 quả. Vua Càn Long rất thích làm thơ, và tương truyền mỗi lần ăn vải thiều ông lại làm một bài thơ về loại quả này. Bản ghi chép chi tiết về việc phân phối vải thiều này được lưu giữ hoàn toàn trong kho lưu trữ của Cung điện nhà Thanh, để lại những tài liệu lịch sử có giá trị cho các thế hệ tương lai.

Loại quả cực kỳ phổ biến ở Việt Nam nhưng từng gây “sóng gió” cho nhiều triều đình phong kiến Trung Quốc vì độ khan hiếm: Nhà vua đau đầu xem chia quả cho ai- Ảnh 4.

Danh sách những người được vua Càn Long thưởng vải: Thái hậu được 2 quả, các phi tần khác được 1 quả.

Nhiều cây vải đã được giữ lại để chăm sóc trong cung để hái ăn sau này. Dù vậy, khi Thẩm Chử, một viên quan từng giữ chức ở tỉnh Phúc Kiến, nếm thử vải trong cung, ông phát hiện ra vị của loại vải này kém xa vị của vải trồng ở Phúc Kiến. Bên cạnh đó, vì chi phí ăn vải thiều tươi quá cao, nên sau này Hoàng đế Đạo Quang đã hủy bỏ việc cống nạp vải thiều từ Phúc Kiến, và mọi người trong cung chỉ có thể ăn vải thiều mật ong (lấy thịt quả nghiền thành bột và nấu với mật ong). Vào thời Quang Tự, Cung điện nhà Thanh đã khôi phục lại việc cống nạp vải thiều, nhưng lần này do Tổng đốc Quảng Đông và Quảng Tây phụ trách.

Nhà thơ Tô Đông Pha, một trong Bát đại gia Đường Tống, viết:

“Một ngày ăn 300 quả vải, nguyện ở Lĩnh Nam suốt kiếp không oán than.”

Những điều thú vị về quả vải trong lịch sử Trung Quốc khiến tôi rất bất ngờ và nó cho thấy khoa học công nghệ đã phát triển như thế nào để giúp giải quyết các vấn đề hậu cần, vận chuyển và đưa loại quả độc đáo này tới tay những người tiêu dùng thời hiện đại.

Các tin khác

Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất từ 1/7

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động (nghĩa là trong 30 ngày kể từ khi công chứng, chứng thực), người dân bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Người trẻ làm TikToker, kinh doanh online lưu ý gì để không vi phạm pháp luật?

Trong làn sóng bùng nổ kinh doanh trên TikTok, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác, không ít người đang “đi buôn trong sương mù” khi thiếu hiểu biết pháp luật, dẫn đến hàng loạt hệ lụy, từ trốn thuế, tiếp tay bán hàng giả, hàng nhái, đến vi phạm quảng cáo. Do vậy, những bạn trẻ cần nhận diện ranh giới pháp lý để khởi

Ngôi trường đại học quốc tế giữa lòng Thảo Điền có gì đặc biệt?

Tọa lạc ngay trung tâm khu đô thị Thảo Điền (nơi được mệnh danh là "phố nhà giàu"- trung tâm sống của giới thượng lưu và chuyên gia) Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đang thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Giá vàng quay đầu tăng

Sáng nay (1/7), giá vàng bất ngờ tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn cao nhất lên 117,4 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/7) mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, trọng tâm là Đông Bắc Bộ. Chiều nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo đợt. Dự báo trong ngày 2/7 và sáng sớm 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay cũng có mưa dông vào chiều tối.

Yamaha XMAX 300 liệu có vừa đủ để đi làm, vừa ổn để đi phượt?

Khi thành phố giãn nở, người dân có xu hướng sống xa trung tâm và nhu cầu di chuyển nhiều tăng lên, các mẫu xe tay ga cỡ lớn sẽ ngày càng có nhiều cơ hội để tăng trưởng. Yamaha XMAX 300 sinh ra với mục tiêu đó nhưng liệu có đủ thỏa mãn các thượng đế?

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng biến động, khó dự báo, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp nhà nước và với các doanh nghiệp tư nhân trở thành yếu tố sống còn. Thực hiện vai trò tiên phong, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam bứt phá và vững bước hội nhập.