Nhà đất

Loạt “ông lớn” may mặc, điện tử, thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam... chịu ảnh hưởng bởi thuế đối ứng

Tóm tắt:
  • Doanh nghiệp nhiều lĩnh vực tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới của Mỹ.
  • Tổng thống Mỹ công bố mức thuế cơ bản 10% áp dụng cho hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia.
  • Việt Nam có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, đạt 113,1 tỷ USD vào năm 2024.
  • Các ngành chủ yếu bị tổn thương gồm đồ điện tử, dệt may, đồ gỗ, giày dép và thiết bị máy móc.
  • Doanh nghiệp nội địa chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt là trong dệt may và đồ gỗ.

Các nhóm ngành dễ chịu tổn thưởng bởi thuế đối ứng

Chiều ngày 2/4 tại Mỹ (rạng sáng 3/4 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp dụng các mức thuế đối ứng nhắm vào tất cả các nước trên thế giới. Theo đó, Nhà Trắng tuyên bố mức thuế cơ bản 10% sẽ áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia, có hiệu lực từ ngày 5/4.

Nhiều quốc gia chịu mức thuế cao hơn. Cụ thể, Trung Quốc đối mặt với mức thuế 34% (thêm với 20% thuế công bố trước đó, tổng cộng là 54%, có hiệu lực từ 9/4), Liên minh châu Âu (EU) 20%, Việt Nam 46% và Đài Loan (Trung Quốc) 32%...

Báo cáo mới đây của VIS Rating dẫn số liệu từ Cục Điều tra Thống kê Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam nổi bật là một trong những quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ mà chính phủ Mỹ đã tuyên bố sẽ áp dụng thuế đối ứng dựa trên chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Thặng dư thương mại với Mỹ năm 2024 của Việt Nam là 113,1 tỷ USD.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, do xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh. Năm 2024, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam là 15 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang mỹ lên tới 120 tỷ USD.

Theo VIS Rating, những ngành công nghiệp chính như đồ điện tử, dệt may, đồ gỗ sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới.

Theo VIS Rating, những ngành công nghiệp chính như đồ điện tử, dệt may, đồ gỗ sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới.

VIS Rating nhận định, Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Các ngành này chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu xuất khẩu phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ. Trong đó, nhóm sản phẩm máy vi tính, đồ điện tử chiếm 19% trong tổng xuất khẩu sang Mỹ. Nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ chiếm 18%. Điện thoại, các loại linh kiện và đồ gỗ cùng chiếm 8%. Giày dép chiếm 7%.

Các hạn chế thương mại gia tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút dòng vốn đầu tư trong tương lai của Việt Nam và làm giảm triển vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 của Việt Nam.

Doanh nghiệp nào có thể ảnh hưởng?

VIS Rating cũng liệt kê các doanh nghiệp nổi bật trong nhiều lĩnh vực có thể chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới, bao gồm cả các tên tuổi lớn trong và ngoài nước đang sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể:

Máy vi tính, sản phẩm điện tử: Intel, HP, Dell, Amkor, Samsung, Victory Giant, Saigon Fabrication...

Máy móc, thiết bị: Rockwell Automation, Techtronic, First Solar, Trina Solar, JA Solar...

Hàng dệt, may: Crystal Group, Vinatex, May Sông Hồng, Dệt May Thành Công...

Điện thoại và linh kiện: Samsung, Foxconn, Luxshare, Goertek, SMP Holdings...

Gỗ và sản phẩm gỗ: Phú Tài, Savimex, AA Corporation, An Việt Phát, Eastwood, Tập đoàn Kim Tín...

Giày dép: PouYuen, Vina Giày, Tập đoàn TBS, Biti's, Thượng Đình...

Phương tiện vận tải: Thaco, Honda, VinFast, Ford...

Hàng thủy sản: Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, An Giang, Stapimex, Thực phẩm Sao Ta...

Các mặt hàng khác: Long Sơn, Olam Vietnam, Intimex, Trung Nguyên, Tôn Đông Á, Nam Kim...

VIS Rating đánh giá, công ty đa quốc gia sản xuất điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có khả năng phản ứng với thuế quan tốt hơn bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất hoặc hàng hóa hoàn thiện sang các quốc gia khác. Nhưng các nhà sản xuất nội địa về dệt may, giày dép và đồ gỗ có thể có ít lựa chọn để chuyển hướng và tìm thị trường tiêu thụ thay thế. Những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào doanh số xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, số lượng đơn hàng giảm sút và dòng tiền hoạt động kém hơn.

“Trong số các nhà sản xuất dệt may nội địa, Công ty May Sông Hồng (MSH) có 80% doanh thu xuất khẩu từ thị trường Mỹ, TNG (TNG) 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35%, Dệt May Thành Công (TCM) 25%. Savimex (SAV), một nhà sản xuất đồ gỗ lớn, có 50% doanh thu từ xuất khẩu là sang thị trường Mỹ”, VIS Rating cho hay.

Các tin khác

4 ngôi sao bị ghét nhất

Dù là ngôi sao hạng A nhưng Dương Dương, Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, Thành Nghị đều vướng bê bối, nhiều yêu sách trong quá trình hợp tác bị người hâm mộ tẩy chay.

Ăn món kho hàng ngày có gây hại?

Gia đình tôi thường xuyên ăn cơm với cá, thịt kho vì ngon miệng, bổ sung năng lượng, nhưng lo ngại liệu tiêu thụ món kho hàng ngày có tốt? (Đào, 35 tuổi, Hưng Yên)

Doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam đang làm ăn ra sao?

Trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh mới, doanh nghiệp đào vàng lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động khai thác. Tuy nhiên, có doanh nghiệp lại ghi nhận doanh thu bằng 0 vì giấy phép khai thác vàng hết hạn.

Trở lại ngôi vị giàu nhất thế giới, Elon Musk nắm giữ khối tài sản kỷ lục

Sau hai năm xếp thứ hai, Elon Musk chính thức giành lại vị trí người giàu nhất hành tinh trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2025. Không chỉ sở hữu khối tài sản kỷ lục 342 tỷ USD, Musk còn vươn lên thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị lớn tại Mỹ, trở thành cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump

Những tỷ phú trẻ nhất thế giới

Chỉ 2 trong 21 tỷ phú trẻ nhất thế giới năm nay là giàu tự thân, nhờ khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo và sòng bạc trực tuyến, theo Forbes.

Đòn chí mạng vào Kim Soo Hyun

Kim Soo Hyun tổ chức buổi họp báo kéo dài 30 phút phủ nhận việc quen Kim Sae Ron ở độ tuổi vị thành niên. Nhưng sau đó, phía nam diễn viên bất ngờ lại thừa nhận việc này.

NSƯT Chí Trung đính chính

Vừa xuất viện, nghệ sĩ Chí Trung lập tức đính chính thông tin tiêu cực về biến cố sức khỏe, gây hoang mang dư luận.

Ca khúc châm biếm môi trường mạng hiện nay

Nhạc Việt sôi động hơn bao giờ hết với những ca khúc màu sắc riêng, từ việc tận dụng drama, lan tỏa nét đẹp văn hóa đến tạo cú hích nhờ hướng đi khác biệt hoàn toàn của Hieuthuhai.