Kinh tế

Lý do Trung Quốc thu mua rất nhiều tôm Việt Nam

Tóm tắt:
  • Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025.
  • Xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 605 triệu USD, tăng 46% so với năm 2024.
  • Tôm hùm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt 204 triệu USD, tăng 150%.
  • Giá tôm nội địa Trung Quốc tăng cao, tạo cơ hội cạnh tranh cho tôm nhập khẩu.
  • Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4-4,3 tỷ USD trong năm 2025.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng.

2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 605 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ 2024. Riêng nhóm “tôm loại khác”, bao gồm tôm hùm , tôm càng xanh, tôm rừng… đạt mức xuất khẩu 216 triệu USD, tăng đột biến 222%. Mức tăng trưởng này phần lớn đến từ sự bứt phá của tôm hùm tại Trung Quốc. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 204 triệu USD, chiếm 34% tổng xuất khẩu tôm đi các thị trường và tăng mạnh 150% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm sú và tôm chân trắng đều giảm trong khi tôm hùm và tôm khác tăng cực mạnh. Điều này khiến Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98-99%.

Lý do Trung Quốc thu mua rất nhiều tôm Việt Nam- Ảnh 1.

Tôm Việt Nam ‘lên ngôi’ tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: IT.

Bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm của VASEP - nhận định: “Hiện tôm nhập khẩu từ Việt Nam là mặt hàng thủy sản phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc. Người dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ tôm nhập khẩu nhiều hơn các khu vực khác”.

VASEP cho rằng, tôm Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc là vì nguồn cung nội địa quốc gia “tỷ dân” này giảm mạnh do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.

Nguồn cung nội địa khan hiếm cũng khiến cho giá tôm tại Trung Quốc từ đầu năm đến nay tăng vọt. Ở khu vực Quảng Đông, giá tôm cỡ 60 con/kg tăng từ 31 Nhân dân tệ (NDT)/kg vào tháng 1, tăng lên 40 NDT/kg trong 10 tuần đầu năm. Tại Giang Tô, giá tôm tăng gấp đôi từ 27 NDT/kg lên 56 NDT/kg. Giá nội địa tăng cao khiến cho tôm nhập khẩu có cơ hội cạnh tranh lớn.

Lý do Trung Quốc thu mua rất nhiều tôm Việt Nam- Ảnh 2.

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh minh họa: IT

Trung Quốc được nhận định là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của thủy sản Việt Nam, cụ thể ở mặt hàng tôm. Theo VASEP xu hướng Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam đã bắt đầu từ cuối năm 2024 và có thể kéo dài suốt năm nay.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4-4,3 tỷ USD. VASEP nhận định xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc...

Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, VASEP kiến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh các sản phẩm chế biến sẵn, tối ưu chi phí sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường nhập khẩu.

Các tin khác

Giá vé máy bay Việt Nam bao giờ giảm?

IATA dự báo giá vé máy bay năm 2025 sẽ giảm 1,8%. Vậy giá vé máy bay của Việt Nam có thể giảm không khi mùa cao điểm đang đến gần?

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai đưa 1 vụ án và 2 công trình vào diện theo dõi

Vụ án “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”; “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành cùng 2 công trình có nguy cơ lãng phí được Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Đồng Nai đưa vào diện theo dõi chỉ đạo