Sức khỏe - Đời sống

Những cô giáo một mình dạy học vùng biên

Cô giáo 44 tuổi là chủ nhiệm lớp ghép 1,2 của điểm trường Sim San 1, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Y Tý. Nhà cô Yên ở xã Quang Kim, huyện Bát Xát cách trường hơn 70 km, mỗi lần về mất hơn nửa ngày, phải đi xuyên qua rừng già, đường đất đá khó đi nên chủ yếu ở lại trường.

Hàng ngày, cứ 17h sau tan lớp, cô tranh thủ nhóm bếp củi nấu ăn ở ngoài sân, rồi nhanh chóng vào phòng, khóa chặt cửa khi trời tối để đảm bảo an toàn.

"Trường nằm trên sườn đồi, xa nhà dân nên buổi tối không dám đi đâu, niềm vui duy nhất là gọi điện về nhà", cô giáo Yên nói. Tuy nhiên ở vùng giáp biên này sóng điện thoại cũng chập chờn lúc có lúc không khiến cuộc hội thoại của cô Yên với người thân mỗi lần chỉ vỏn vẹn vài phút.

Cô Lý Thị Yên, 44 tuổi, đang ngồi ngoài sân soạn bài tại điểm Simsan 1, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Y Tý, tháng 5/2025. Ảnh: Nga Thanh

Cô Lý Thị Yên, 44 tuổi, đang ngồi ngoài sân soạn bài tại điểm Sim San 1, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Y Tý, xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, tháng 5/2025. Ảnh: Nga Thanh

Cô Yên bắt đầu bám bản, ở lại các điểm trường xa xôi của xã Y Tý từ năm 2010. Khi nhận quyết định, cô dùng hết số tiền tích góp bao năm để mua xe máy mong tới ngày đi dạy. Tuy nhiên, đường đến trường bao quanh là núi đồi hoang vắng, hiếm thấy nhà dân, đường đất đỏ dốc đứng, trơn trượt khiến cô nhiều lần ngã, người và xe lấm lem bùn đất.

"Tới nơi tôi hơi ngỡ ngàng khi thấy điểm trường không có cổng, cũng chẳng có biển hiệu. Học sinh người Dao đa số không thạo tiếng Kinh, vào lớp tôi phải ngồi đợi cả tiếng các em mới tới đủ", cô Yên kể về ngày đầu đến Y Tý.

Bởi địa hình khó khăn, Yên chỉ còn cách ở lại trường. Mấy tuần đầu, đêm nào cô cũng khóc vì nhớ chồng và con nhỏ ba tuổi. Nơi rẻo cao không sóng, không điện, không Internet, khi muốn liên lạc với gia đình, cô phải đi bộ vài km để bắt sóng.

Trường là ngôi nhà lợp gỗ nên cô phải căng bạt ngoài sân làm nhà tắm tạm, mùa đông phải nhóm củi để ngồi sưởi ấm và đun nước. Yên nhớ nhất mùa đông năm 2013, nhiệt độ xuống âm vài độ C, tuyết rơi dày đặc. Thời điểm đó cô vừa sinh con thứ và đón lên điểm trường để tiện chăm sóc. Đêm lạnh quá, con nhỏ không ngủ được, khóc suốt, cô phải chạy đi xin củi nhà dân đốt liên tục giữ ấm.

'Nhiều phụ huynh còn cho ngô, khoai để ăn qua ngày. Chính tình người ở Y Tý đã khiến tôi bớt cô đơn, níu giữ tôi ở lại", cô giáo 44 tuổi nói.

Từ năm 2023 đến nay, cô Yên chuyển về dạy học tại điểm Sim San 1, cách trung tâm xã Y Tý vài chục km. Nỗi sợ một mình ở vùng biên cũng vơi dần. Cô tự tạo niềm vui cho mình bằng cách trồng cây, trồng hoa đặt khắp trường, nuôi thêm gà để lấy thịt, trứng. Thức ăn sẽ gửi nhờ nhà dân bởi trường không có tủ lạnh.

"Giờ đường sá cũng được tu sửa dễ đi hơn dù vẫn hiểm trở. Mỗi cuối tuần tôi tranh thủ về nhà thăm con rồi lại đi", cô Yên nói.

Cô Lý Thị Yên cùng 17 học sinh lớp ghép 1,2 điểm SimSan 1, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Y Tý, tháng 5/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Lý Thị Yên cùng 17 học sinh lớp ghép 1,2 điểm Sim San 1, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Y Tý, tháng 5/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyển công tác từ Sapa tới Y Tý được hơn ba năm, cô Phạm Thu Hiền, 27 tuổi, nói sốc khi ngày đầu tới dạy ở điểm thôn Hồng Ngài, trường Mầm non Y Tý.

"Ở Sapa ban đêm nhộn nhịp, đông đúc, ngày đầu tới đây, cả ngày lẫn đêm chìm trong sương mù, đến 6h chiều là không thấy bóng người, tôi khóc òa và muốn bỏ về ngay lúc đó", cô giáo trẻ kể.

Đầu năm nay cô về điểm thôn Sim San 1, cách điểm trường cô Yên gần một km. Hiền tả trường cô Yên nằm biệt lập trên một quả đồi, trường cô ở phía dưới. Những đêm đầu, vì sợ trộm cướp nên Hiền xin qua điểm cô Yên ngủ cùng.

"Nhiều hôm tôi thấy có tiếng động người trèo cổng, phải gọi điện nhờ dân kiểm tra hộ. Sợ quá nên phải lắp thêm 6 bóng đèn ngoài sân, không dám đi đâu khi trời tối", Hiền nói.

Những ngày cô Yên đi trực bán trú ở điểm chính, cô cũng sang các điểm thôn khác đông đúc dân hơn để ngủ nhờ cho an toàn.

Một mình cô giáo Phạm Thu Hiền, 27 tuổi, ở lại điểm trường Simsan1, trường mầm non xã Y Tý, tháng 5/2025. Ảnh: Nga Thanh

Một mình cô giáo Phạm Thu Hiền, 27 tuổi, ở lại điểm trường Sim San 1, trường mầm non xã Y Tý, tháng 5/2025. Ảnh: Nga Thanh

Hơn 20 năm dạy học ở Y Tý, cô Hà Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Mầm non Y Tý cho biết trường có tổng 13 điểm với 28 giáo viên. 100% giáo viên ở lại trường vì nhà xa, có cô nhà cách trường mấy trăm km. Thường mỗi điểm lẻ sẽ có 2-4 cô trực, riêng cô Hiền một mình ở điểm xa nhất, sát biên giới.

"Nhiều khi gọi động viên, Hiền rưng rưng khóc. Dù vậy nhưng lúc nào cô giáo cũng hết mình với nghề, học sinh phụ huynh ai cũng quý", hiệu trưởng trường nói.

27 tuổi chưa lập gia đình, điều an ủi duy nhất của cô Hiền khi dạy học vùng cao là nụ cười con trẻ và những bữa cơm ở nhà phụ huynh. Thi thoảng có món ngon, bố mẹ học sinh lại mời cô tới cùng ăn.

Còn với cô Yên, khi được hỏi về mong ước, thay vì việc được dạy học ở dưới xuôi, cô Yên lại muốn gắn bó lâu hơn với Y Tý, "muốn là người lái đò, giúp các em ở đây thoát nghèo nhờ tri thức".

Để giáo viên và học sinh ở huyện Bát Xát, Lào Cai có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng - báoVnExpress tiếp tục nhận đóng góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mọi ủng hộ của độc giả xin gửi về chương trình tại đây:

  • Tên chương trình: Ten cua ban - Anh sang hoc duong
  • ID chương trình: 195961

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.

Thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố

2 thanh niên ở Nghệ An thuê 11 xe ô tô, sau đó lên mạng thuê người làm giả giấy tờ xe mang tên mình, rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.