Nhà đất

Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Thông tin được Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định tại phiên thảo luận tổ chiều 21/5, về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Theo dự thảo nghị quyết, Chính phủ đề xuất lập Quỹ nhà ở quốc gia. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguồn vốn của quỹ này từ ngân sách và một số nguồn khác như đóng góp tự nguyện của nhà đầu tư; thu từ quỹ đất 20% xây nhà xã hội trong các dự án nhà thương mại...

"Quỹ này làm nhiệm vụ kiến tạo nhà xã hội, giá rẻ cho người trẻ chưa có nhà. Tức là, nhà ở xã hội là một phần đầu tư của quỹ. Quỹ hoạt động trên nguyên tắc bảo tồn, phi lợi nhuận, bởi còn nhiệm vụ đầu tư và như vậy có thể phát triển nhà giá rẻ cho người dân", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại thảo luận ở tổ, chiều 21/5. Ảnh: Phạm Thắng

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại thảo luận ở tổ, chiều 21/5. Ảnh: Phạm Thắng

Cũng theo dự thảo nghị quyết, Quỹ nhà ở quốc gia được lập tại Trung ương và địa phương. Ở Trung ương, quỹ sẽ do Bộ Xây dựng quản lý, để xây dựng một số dự án, điều hòa cho những địa phương không cân đối được ngân sách. Còn tại địa phương, Chủ tịch UBND có quyền thành lập quỹ, rồi giao Sở Xây dựng quản lý.

"Chúng tôi kỳ vọng quỹ này sẽ hỗ trợ một phần cho thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp, người trẻ", ông nói thêm.

Góp ý trước đó việc lập Quỹ nhà ở quốc gia, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần phát triển nguồn thu bền vững và tính toán cấu trúc nguồn vốn.

Bà Phạm Thúy Chinh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính lo lắng trong cùng thời điểm việc hình thành nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách sẽ phá vỡ cơ cấu ngân sách, tài khoá do yêu cầu nguồn lực vốn lớn.

Theo bà, một số địa phương lớn như TP HCM, Đồng Nai đã có quỹ tương tự phát triển nhà ở xã hội, nhưng kết quả không như mong muốn, lý do thiếu vốn điều lệ.

"Nếu vốn Quỹ nhà ở quốc gia phụ thuộc vào ngân sách thì có đảm bảo hoạt động của quỹ này không?", bà nói, đồng thời đề nghị Quỹ nhà ở quốc gia kết thúc hoạt động vào 2030 - cùng thời điểm hoàn thành mục tiêu có 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Trả lời đại biểu Chinh, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định "việc vận hành quỹ này ảnh hưởng không đáng kể tới điều hành ngân sách".

Theo Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội tới 2030, đến năm 2024, cả nước phát triển 130.000 căn. Tuy nhiên, báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy dù nỗ lực, các địa phương chỉ hoàn thành được 21.000 căn, tương ứng hơn 16% kế hoạch.

Giai đoạn 2025-2030, Thủ tướng giao nhiệm vụ cả nước cần đạt mục tiêu hơn 995.000 căn hộ. Trong đó, Hà Nội phải hoàn thành gần 45.000 căn, còn TP HCM khoảng 67.000 căn.

Đề cập tới nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Trường Giang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đặt vấn đề "tiền, nguồn lực ở đâu để làm nhà ở xã hội".

Ông Giang cho rằng kỳ họp đang diễn ra, bàn thảo nhiều nội dung liên quan tới dùng ngân sách, như tinh giản biên chế, chi cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo... Do đó, dự thảo nghị quyết cũng cần đưa ra rõ kế hoạch, bố trí nguồn lực dự kiến cụ thể. Ví dụ năm nay sẽ sắp xếp tinh gọn bộ máy, sáp nhập địa phương... thì kế hoạch tính làm bao nhiêu căn nhà ở xã hội để có chỗ ở cho cán bộ công chức.

"Cần xem lại quy hoạch về nhà ở xã hội để có nguồn lực đầu tư thỏa đáng", ông Giang góp ý.

Ở khía cạnh này, ông Dương Khắc Mai - Phó trưởng đoàn Đăk Nông cũng cho rằng "có an cư mới lạc nghiệp, nếu chính sách có rồi, không có tiền triển khai, thủ tục kéo dài năm này qua năm khác, sẽ không hiệu quả", ông nói, thêm rằng từ 2021 đến nay mới có 66.000 căn nhà ở xã hội được xây dựng là quá chậm.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý Quỹ nhà ở quốc gia để cấp vốn cho đầu tư xây dựng. Do đó, ông cho rằng cần bổ sung quy định Chính phủ cân đối, hoặc hướng dẫn địa phương cân đối vốn. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để có nguồn lực thực hiện.

Góp ý ở tổ, ông Phan Đức Hiếu - đại biểu chuyên trách Ủy ban Kinh tế và Tài chính - đề nghị bổ sung cơ chế giá trần cho nhà ở xã hội.

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Tuy nhiên, ông Hiếu phân tích nếu quy định đầu tư, thẩm định theo cách hiện nay sẽ tốn nhiều thời gian xác định chi phí, kiểm toán... Giá bán sau này cao hơn thì mất nhiều chi phí hạch toán. Với giá trần, doanh nghiệp thấy "giá bán có lời họ sẽ đầu tư, còn lỗ chịu, nhưng giảm được thời gian và chi phí xã hội".

Đề xuất có giá trần nhà ở xã hội từng được Bộ Tư pháp nêu khi thẩm định dự thảo Nghị quyết, nhưng Bộ Xây dựng không đồng ý.

Đây không phải lần đầu đề nghị áp giá trần nhà xã hội được đưa ra. Tháng 6/2023, thời điểm dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được lấy ý kiến, Bộ Tài chính cho rằng nhà ở xã hội do Nhà nước hay doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư đều cần "Nhà nước duyệt giá" và quy định mức trần. Giải pháp này giúp nhà ở xã hội mới bán, cho thuê đúng đối tượng, "nếu không, sẽ rơi vào kênh nhà ở thương mại". Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024 không nêu quy định trên.

Khi tiếp thu ý kiến các bộ, ngành về dự thảo nghị quyết, Bộ Xây dựng cho biết việc quy định giá trần bán, cho thuê nhà xã hội "cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng".

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.

Thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố

2 thanh niên ở Nghệ An thuê 11 xe ô tô, sau đó lên mạng thuê người làm giả giấy tờ xe mang tên mình, rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.