Giáo dục

Số trường đại học đạt doanh thu nghìn tỉ đồng tăng 11 lần sau 4 năm

 - Ảnh 1.

ĐH Kinh tế TP.HCM là ĐH duy nhất có có doanh thu khoa học công nghệ hơn 500 tỉ đồng

ẢNH: K.T


11 ĐH và trường ĐH có doanh thu nghìn tỉ ở Việt Nam

Theo số liệu báo cáo "ba công khai" năm 2023 đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 11 trường ĐH doanh thu nghìn tỉ đồng, trong đó có 7 trường công lập và 4 trường tư thục.

Trong nhóm 7 trường công lập có 3 ĐH (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM) và 4 trường ĐH (Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Y dược TP.HCM).

4 trường trường ĐH tư thục có doanh thu nghìn tỉ đồng gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Văn Lang.

Nguồn thu của các trường chủ yếu đến từ học phí và các nguồn khác, trong khi thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn khiêm tốn. Ví dụ, ĐH Bách khoa Hà Nội có doanh thu năm 2023 là 2.137 tỉ đồng, trong đó nguồn thu chủ yếu đến từ học phí với 1.430 tỉ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ 18 tỉ đồng.

ĐH Kinh tế Quốc dân có doanh thu năm 2023 đạt trên 1.400 tỉ đồng, trong đó hơn 1.014 tỉ đồng đến từ học phí và thu từ nghiên cứu khoa học, còn chuyển giao công nghệ 42,95 tỉ đồng.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có doanh thu năm 2023 là 1.011,5 tỉ đồng, trong đó thu từ học phí 907,9 tỉ đồng và thu từ khoa học công nghệ chỉ 4,37 tỉ đồng.

Năm 2023, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có doanh thu 1.003 tỉ đồng, trong đó thu từ học phí 672 tỉ đồng; từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ 44,4 tỉ đồng.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng có doanh thu năm 2023 là 1.260 tỉ đồng, trong đó 1.235 tỉ đồng thu từ học phí, doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ 11 tỉ đồng.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đạt 1.475 tỉ đồng doanh thu năm 2023, trong đó thu từ học phí 1.454 tỉ đồng, doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 11,77 tỉ đồng.

ĐH duy nhất Việt Nam có doanh thu khoa học công nghệ hơn 500 tỉ đồng

Theo công bố mới nhất của ĐH Kinh tế TP.HCM, năm học 2023-2024 đơn vị này có doanh thu 1.721,4 tỉ đồng. Trong đó, nguồn thu từ ngân sách là 7,3 tỉ đồng; từ học phí 1.068,8 tỉ đồng; từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 526,6 tỉ đồng; từ nguồn hợp pháp khác là 118,7 tỉ đồng.

Đáng chú ý, với 526,6 tỉ đồng thu từ hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, ĐH Kinh tế TP.HCM hiện có doanh thu từ chuyển giao khoa học công nghệ lớn nhất hiện nay (chiếm khoảng 30% doanh thu của trường).

Hiện ĐH Kinh tế TP.HCM thu học phí bậc tiến sĩ là 78,125 triệu đồng/năm (khoảng 312,5 triệu đồng/khóa); bậc thạc sĩ là 46,875 triệu đồng/năm (khoảng 93,75 triệu đồng/khóa). Đối với bậc ĐH, học phí dao động từ 30-36,25 triệu đồng/năm tùy nhóm ngành.

Đơn vị này hiện đứng đầu về công bố quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, quản trị tại Việt Nam, với 3.456 bài báo khoa học thuộc tạp chí ISI/Scopus. Hiện có 110 nhà khoa học nước ngoài cộng tác với trường. Về xếp hạng, ĐH Kinh tế TP.HCM thuộc top 136 các ĐH tốt nhất châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education 2025.

Không tính trường ĐH có yếu tố quốc tế, năm 2020 lần đầu tiên một trường ĐH Việt Nam đạt doanh thu nghìn tỉ đồng là ĐH Bách khoa Hà Nội. Qua từng năm, số lượng trường ĐH gia nhập hệ thống trường ĐH có doanh thu nghìn tỉ đồng tăng mạnh. Hiện, số lượng ĐH và trường ĐH đạt doanh thu nghìn tỉ đồng đã tăng lên 11 lần sau 4 năm trong giai đoạn 2020-2023.


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.

Thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố

2 thanh niên ở Nghệ An thuê 11 xe ô tô, sau đó lên mạng thuê người làm giả giấy tờ xe mang tên mình, rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.