Công nghệ

Tấn công mạng ngày càng tinh vi: Nguy cơ từ tư duy bị động

Tấn công mạng ngày càng tinh vi: Nguy cơ từ tư duy bị động - 1

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cùng các chuyên gia khách mời tại tọa đàm (Ảnh: NCA).

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024

Tại tọa đàm "Mức độ trưởng thành của doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam trong việc sẵn sàng ứng phó với các sự cố" do Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA) tổ chức diễn ra ngày 21/5 cho thấy thực trạng này đòi hỏi những hành động quyết liệt và cụ thể hơn.

Báo cáo của Cisco chỉ ra rằng, 11% doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đạt mức độ trưởng thành sẵn sàng với an ninh mạng, dù đã có sự cải thiện so với năm trước. 

Tuy nhiên, so với các tiêu chuẩn quốc tế, năng lực của các đơn vị trong nước vẫn còn khoảng cách đáng kể. Thống kê từ NCA càng làm rõ hơn bức tranh này: 52,89% doanh nghiệp thiếu Trung tâm Điều hành An ninh mạng (SOC) hoặc giải pháp tương tự, 14,89% không có phần mềm diệt virus, và 35,87% không có giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu. 

Về nhân sự, 20,6% đơn vị chưa có nhân sự chuyên trách và 35,56% bố trí dưới 5 người cho lĩnh vực này, trong khi vận hành SOC 24/7 cần ít nhất 8-10 vị trí. Hệ quả là năm 2024, có tới 46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng, với hơn 659.000 vụ việc.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm việc thiếu các giải pháp an ninh mạng cơ bản và đồng bộ; sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là AI, khiến doanh nghiệp khó thích nghi; sự phát triển của các nhóm tội phạm mạng chuyên nghiệp, trình độ cao; và sự thiếu hụt nhân sự có trình độ cùng nhận thức hạn chế của người dùng.

Theo các chuyên gia NCA, gốc rễ của mọi vấn đề nên đi từ nhận thức và vai trò của người lãnh đạo là tiên quyết. 

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ và Hợp tác quốc tế (NCA), khẳng định: "Lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức phải là người đầu tiên chủ động tham gia vào giải quyết bài toán về năng lực ứng phó sự cố. An ninh mạng là trách nhiệm chiến lược cần được chuẩn bị từ trước, từ sớm. Việc nâng cao nhận thức và năng lực cho toàn bộ bộ máy là cần thiết, bắt đầu từ việc cải thiện "điểm yếu nhất" là con người thông qua đào tạo thường xuyên".

Thiếu tá Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đánh giá, sự gia tăng cả về số lượng và mức độ tinh vi của các cuộc tấn công mạng đang đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao năng lực phòng vệ mạng. 

Các hình thức tấn công không chỉ đơn thuần là đánh cắp dữ liệu hay phá hoại hệ thống, mà còn nhắm tới các cơ quan trọng yếu của Nhà nước và các doanh nghiệp lớn, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Cần bảo vệ an ninh mạng từ bị động sang chủ động

Ông Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy bảo vệ mạng từ bị động sang chủ động, thích ứng linh hoạt. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố, mà còn tạo nên một thế trận phòng thủ vững chắc trước các cuộc tấn công ngày càng tinh vi. 

Đồng thời kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành ngân hàng, tài chính, năng lượng… cần đặt vấn đề an ninh mạng vào chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức.

Để cải thiện, doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp công nghệ đồng bộ, quản lý tập trung, ứng dụng AI để hỗ trợ phát hiện sớm và chia sẻ thông tin tình báo về mối đe dọa.

Xây dựng quy trình ứng phó sự cố rõ ràng, có kịch bản cụ thể và danh sách liên hệ khẩn cấp là bắt buộc. Kinh nghiệm từ sự cố tại CMC Cyber Security cho thấy tầm quan trọng của việc có tài liệu thiết kế hệ thống chi tiết và chiến lược sao lưu dữ liệu hiệu quả (như mô hình 3-2-1) để khôi phục nhanh chóng.

Có thể thấy, để đối phó với môi trường mạng đầy rủi ro, các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam cần một cách tiếp cận chủ động và chiến lược.

Sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo, đầu tư vào con người, công nghệ và quy trình là những yếu tố then chốt để nâng cao mức độ trưởng thành trong việc sẵn sàng ứng phó với các sự cố an ninh mạng, bảo vệ hoạt động kinh doanh và dữ liệu quan trọng.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.

Thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố

2 thanh niên ở Nghệ An thuê 11 xe ô tô, sau đó lên mạng thuê người làm giả giấy tờ xe mang tên mình, rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.