Xã Hội

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương

Tóm tắt:
  • Trong quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 8,3 triệu đồng, tăng 131.000 đồng so với quý trước.
  • Thu nhập khu vực thành thị gấp 1,39 lần khu vực nông thôn, lần lượt là 10,1 triệu đồng và 7,2 triệu đồng.
  • Thu nhập bình quân tháng ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 7,3 triệu đồng, tăng 11,7% so với năm trước.
  • Lao động có việc làm cả nước đạt 51,9 triệu người, giảm 0,4% so với quý trước, nhưng tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mức năng suất lao động của Việt Nam cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam) đóng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, thành phố Thuận An (Bình Dương). (Ảnh minh họa: TTXVN phát)

Cụ thể, trong quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, đạt 8,3 triệu đồng, tăng 131.000 đồng so với quý trước và tăng 720.000 đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tăng 1,6% và tăng 9,5%. Thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,39 lần khu vực nông thôn (10,1 triệu đồng so với 7,2 triệu đồng).

Phân theo vùng kinh tế - xã hội, so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động quý I tăng lên ở tất cả các vùng của cả nước; trong đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao.

Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 7,3 triệu đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng so với cùng kỳ năm trước, một số tỉnh trong vùng này ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng cao như: tại tỉnh Nghệ An là 7,2 triệu đồng, tăng 24,1% (tương ứng tăng 1,4 triệu đồng); tại Thanh Hóa là 7,8 triệu đồng, tăng 15,6% (tương ứng tăng 1,1 triệu đồng); tại Quảng Bình là 7 triệu đồng, tăng 14,2% (tương ứng tăng 871 nghìn đồng).

Tại vùng Đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân tháng của lao động đạt 9,8 triệu đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 851.000 đồng).

Một số tỉnh ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng cao như: Hưng Yên là 9,2 triệu đồng, tăng 11,5% (tương ứng tăng 949.000 đồng); Vĩnh Phúc 9,9 triệu đồng, tăng 11,5% (tương ứng tăng 1 triệu đồng); Hải Dương 8,8 triệu đồng, tăng 10,6% (tương ứng tăng 841.000 đồng).

So với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 1 tăng lên ở ba khu vực kinh tế. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng cao nhất, đạt 4,9 triệu đồng, tăng 9,8% (tương ứng tăng 434.000 đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực dịch vụ đạt 9,9 triệu đồng, tăng 9,2% (tương ứng tăng 832.000 đồng); khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9,1 triệu đồng, tăng 8,2% (tương ứng tăng 690.000 đồng).

Một số ngành ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá như: ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải là 9,9 triệu đồng, tăng 12%, tương ứng tăng 1,1 triệu đồng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước là 12,3 triệu đồng, tăng 10,9%, tương ứng tăng 1,2 triệu đồng; nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,9 triệu đồng, tăng 9,8%, tương ứng tăng 434.000 đồng.

Cùng với đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 9,1 triệu đồng, tăng 8%, tương ứng tăng 667.000 đồng; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 13,9 triệu đồng, tăng 6,1%, tương ứng tăng 800.000 đồng; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là 9,4 triệu đồng, tăng 5,7%, tương ứng tăng 508.000 đồng.

Cục Thống kê cũng cho biết, đến hết quý I, lao động có việc làm cả nước đạt 51,9 triệu người, giảm 234.000 người, tương ứng giảm 0,4% so với quý trước và tăng 532,1 nghìn người, tương ứng tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động có việc làm khu vực thành thị là 20 triệu người (chiếm 38,6%), giảm 115,9 nghìn người so với quý trước và tăng 433,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm khu vực nông thôn là 31,8 triệu người, giảm 118,1 nghìn người so với quý trước và tăng 98,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Huy Minh, Phó ban Ban Thống kê dân số và lao động, Cục Thống kê cho biết, chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù, đã cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực. Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

Các tin khác

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"

Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Nhiều doanh nghiệp bị hủy đơn hàng do áp lực thuế quan Mỹ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề vì chính sách thuế quan từ Mỹ. Hiện có nhiều doanh nghiệp (DN) bị hủy đơn hàng. Trong bối cảnh này, Bình Dương đã có động thái hỗ trợ DN với hy vọng ổn định tình hình.

Đề thi không còn "quen mặt": Học sinh cần làm gì để hóa giải đề Ngữ văn mới?

Giáo viên môn Ngữ văn Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) khuyên học sinh từ nay đến Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 nên dành thời gian tổng ôn kiến thức xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12, trong đó tập trung lớp 12, nắm chắc các thể loại, rèn kỹ năng làm bài đồng thời luyện nhiều đề để quen với các dạng câu hỏi, tình huống của đề.