Xã Hội

Thủ tướng Việt Nam - Thái Lan cùng trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, chiều tối 15-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tham quan triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: VGP

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15 đến 16-5 của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến các nghệ nhân trình diễn, sáng tạo ra các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, tham gia trải nghiệm ngay tại không gian triển lãm, nghe giới thiệu về các nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, như nghề nặn tò he, nghề làm nón lá, nghề mây tre đan, nghề gốm sứ, nghề thêu, nghề đậu bạc, nghề làm tranh dân gian, nghề sơn mài...

Hiện nay Việt Nam có khoảng 2.500 làng nghề thủ công mỹ nghệ, với những làng nghề nổi tiếng, như: Gốm Bát Tràng, Phù Lãng; lụa Vạn Phúc; tre đan Bằng Sở; chạm bạc Đồng Xâm; nón lá Làng Chuông; đậu bạc Định Công; tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống...

Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ còn luôn nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam, có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cũng trong dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan đã tham quan trưng bày ảnh Việt Nam - Thái Lan với gần 20 bức ảnh đen trắng và ảnh màu về đất nước, con người của mỗi nước. Đặc biệt, các tác phẩm ảnh ghi lại quá trình phát triển quan hệ hai tước từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6-8-1976, tới Đối tác Chiến lược tăng cường từ năm 2015 đến nay, với nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế-thương mại - đầu tư, văn hóa, giáo duc - đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân...

Vào sáng mai 16-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra tham quan triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra tham quan triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam. Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra thực hiện cách thức pha trà truyền thống của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra thực hiện cách thức pha trà truyền thống của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra chứng kiến các nghệ nhân trình diễn, sáng tạo ra các tác phẩm thủ công mỹ nghệ. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra chứng kiến các nghệ nhân trình diễn, sáng tạo ra các tác phẩm thủ công mỹ nghệ. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cùng trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cùng trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: TTXVN

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tham quan trưng bày ảnh Việt Nam - Thái Lan. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tham quan trưng bày ảnh Việt Nam - Thái Lan. Ảnh: VGP

Trưng bày ảnh về đất nước, con người và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan giới thiệu gần 20 bức ảnh về đất nước, con người của mỗi nước. Ảnh: VGP

Trưng bày ảnh về đất nước, con người và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan giới thiệu gần 20 bức ảnh về đất nước, con người của mỗi nước. Ảnh: VGP

Các tin khác

"Cao tốc" cho kinh tế tư nhân - Bài 2: Hiến kế của tiến sĩ từ chối cơ hội làm việc ở Mỹ về Việt Nam khởi nghiệp

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiền Phong xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Hữu Phước Nguyên – người tiên phong lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Dấu hiệu mới về bất động sản vùng ven Hà Nội

PGS, TS. Trần Đình Thiên cho biết, những dấu hiệu đó là sự chuyển đổi từ mô hình đô thị lõi sang hệ thống đô thị nối dài với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đang đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mô hình đại đô thị tích hợp công nghiệp dịch vụ, đô thị xanh thông minh nghỉ dưỡng bắt đầu hình thành.

"Cao tốc" cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 -NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được xem như bước ngoặt, mở “đường cao tốc” cho kinh tế tư nhân tiến lên. Nghị quyết này được đánh giá là động lực lớn để người dân khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.