Xã Hội

TP.HCM sau sáp nhập: Thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo được xử lý ra sao?

Chiều 10.7, tại buổi họp báo cung cấp các vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM thông tin, sau gần 2 tuần triển khai mô hình chính quyền 2 cấp mới, hoạt động tại các địa phương trên toàn TP.HCM diễn ra ổn định, không phát sinh rào cản hành chính, đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Hồ sơ hành chính được bàn giao đầy đủ sau sáp nhập TP.HCM

Theo thông tin từ Sở Nội vụ TP.HCM, toàn bộ hồ sơ, tài sản và công việc giữa các đơn vị hành chính đã được bàn giao đầy đủ, đúng quy định sau quá trình sáp nhập. Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo được duy trì liên tục, không gián đoạn.

Cụ thể, các hồ sơ có thời hạn giải quyết trước ngày 1.7 do đơn vị cũ xử lý, còn các hồ sơ chưa giải quyết hoặc có thời hạn sau mốc thời gian này đã được chuyển giao cho đơn vị mới phụ trách. Mọi phát sinh đều được giải quyết theo đúng quy định.

Để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, từ giữa tháng 5, TP.HCM đã tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức tại 168 phường, xã và đặc khu về sử dụng các nền tảng số dùng chung.

 Mỗi địa phương được bố trí 2 nhân sự hỗ trợ trực tiếp trong thời gian đầu. Nhân sự tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị cũng được cập nhật đầy đủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và tổng đài 1022, giúp người dân dễ dàng tiếp cận khi cần hỗ trợ.

TP.HCM sau sáp nhập: Thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo được xử lý ra sao?- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Ngọc Hằng thông tin về việc giải quyết các thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng sau sáp nhập ở TP.HCM

ẢNH: NGUYỄN ANH


100% dịch vụ công lên "một cửa số"

Từ ngày 1 đến 9.7, toàn thành phố đã tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó hơn 48.000 hồ sơ thuộc cấp xã. 100% dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, TP.HCM cũng đóng cổng riêng từ ngày 18.6 để thực hiện mô hình "một cửa số".

Các hệ thống thông tin hoạt động ổn định, cơ sở hạ tầng số cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận hành. Với những địa phương còn thiếu thiết bị, TP.HCM đã chỉ đạo khẩn trương bổ sung, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Sở Nội vụ TP.HCM cho biết thêm, quá trình sáp nhập không làm phát sinh thủ tục mới hay gây xáo trộn cho người dân, doanh nghiệp.

Trước ngày 1.7, Sở Nội vụ đã trình UBND TP.HCM công bố 162 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, gồm 102 thủ tục cấp tỉnh và 60 thủ tục cấp xã, đảm bảo minh bạch và không gián đoạn.

Nhân sự đã được bố trí tại 3 khu vực (TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ) để hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời, hệ thống giải quyết thủ tục, con dấu, tên cơ quan… đã được cập nhật đầy đủ để duy trì hoạt động ổn định.

Hiện, chưa ghi nhận phản ánh tiêu cực nào từ người dân hay doanh nghiệp. Công tác đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan cũng đang được đẩy mạnh, đảm bảo không phát sinh yêu cầu nộp lại hồ sơ hay làm lại thủ tục, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong bối cảnh TP.HCM chuyển đổi mô hình quản lý mới.

Các tin khác

Chợ đầu mối hay chợ đầu độc?

Nhiều người dân kinh hãi đặt ra câu hỏi này khi biết vụ 3 kiốt ở chợ đầu mối Tân Mai (Hà Nội) nhập thịt lợn bệnh để bán, và có lẽ đây chỉ là phần nổi của tảng băng.

Cận cảnh "đại công trường" phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc

Trước thềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2027, đặc khu Phú Quốc đang trở thành đại công trường với hàng loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ đồng được thi công khẩn cấp, từ mở rộng sân bay quốc tế đến xây dựng trung tâm hội nghị, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế...

Giá xăng dầu hôm nay 11/7: Chưa ngừng giảm

Giá dầu thế giới hôm nay ghi nhận xu hướng giảm trong bối cảnh dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng đột biến, đồng thời các chính sách thuế quan mới cũng được công bố.

Sau sắp xếp, TPHCM tăng hỗ trợ người lao động

Sau khi hoàn tất việc sáp nhập các đơn vị hành chính, TPHCM mới ghi nhận số người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh. Thành phố sẽ đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm và an sinh cho người lao động trên tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Sở Xây dựng TPHCM nêu "bí quyết" giảm giá nhà đất

Giá nhà ở tại TPHCM hiện vẫn thuộc hàng cao nhất cả nước, trong khi cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng. Nhà ở thương mại giá bình dân gần như vắng bóng, người thu nhập thấp khó có thể tiếp cận nhà ở phù hợp.