Xã Hội

Ủy viên Thường vụ, Thành ủy viên có thể làm bí thư xã, phường ở TP HCM

Tóm tắt:
  • Thành ủy TP HCM chỉ định ủy viên Ban Thường vụ hoặc Thành ủy viên làm bí thư phường, xã đông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Bí thư phường, chủ tịch UBND phường mới không phải người địa phương, ưu tiên cán bộ huyện làm nòng cốt.
  • Ưu tiên bố trí bí thư quận, huyện giữ chức bí thư phường, xã có vai trò trọng điểm về kinh tế, xã hội, quốc phòng.
  • Các chức danh phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cấp huyện và các cán bộ quản lý cao được ưu tiên làm bí thư phường, xã.
  • Sau sắp xếp, TP HCM có 102 phường, xã mới, trong đó 3 phường, xã có dân số trên 200.000 và nhiều khu vực diện tích rộng lớn.

Đó là một phần trong hướng dẫn khung tiêu chuẩn tạm thời và định hướng bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý khi sắp xếp bộ máy các phường, xã trên địa bàn vừa được Thành ủy TP HCM ban hành.

Theo hướng dẫn của Thành ủy TP HCM, người đứng đầu gồm bí thư phường, chủ tịch UBND phường mới không là người địa phương. Cán bộ quản lý cấp huyện sẽ được bố trí làm nòng cốt tại phường mới.

Theo đó, khi bố trí bí thư đảng ủy xã, phường sẽ ưu tiên bí thư quận, huyện giữ chức vụ bí thư phường, xã trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Địa bàn có quy mô dân số, tổ chức đảng và đảng viên lớn, có vai trò là động lực phát triển kinh tế có thể phân công ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy hoặc ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP HCM làm bí thư xã, phường.

Trụ sở UBND TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Trụ sở UBND TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tiếp đó, các chức vụ ưu tiên làm bí thư xã, phường gồm: phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cấp huyện; cấp phó các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy TP HCM; cấp trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành thành phố và tương đương; các nguyên bí thư, phó bí thư chuyên trách các đảng bộ trực thuộc Thành ủy TP HCM (trước khi sắp xếp).

TP HCM cũng ưu tiên cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội, sở, ban, ngành được quy hoạch cấp trưởng về làm bí thư phường.

Phó bí thư thường trực đảng ủy và chủ tịch UBND phường bố trí theo nguyên tắc ưu tiên phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cấp huyện; ủy viên ban thường vụ cấp huyện; phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND cấp huyện; cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành và tương đương; nguyên phó bí thư các đảng bộ trực thuộc Thành ủy TP HCM; trưởng phòng các cơ quan chuyên trách cấp thành phố...

Chức danh phó chủ tịch phường sẽ ưu tiên ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND cấp huyện; ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp huyện; trưởng các tổ chức chính trị - xã hội; trưởng phòng, ban cấp huyện; bí thư đảng ủy xã; trưởng phòng, phó phòng các cơ quan chuyên trách cấp thành phố được quy hoạch chức danh cao hơn...

Bên cạnh đó, Thành ủy TP HCM cũng hướng dẫn về tiêu chuẩn đối với các chức danh chánh văn phòng, trưởng ban xây dựng đảng, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy, chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, trưởng các cơ quan chuyên môn, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã...

Sau khi sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn thành 102 phường, xã mới, TP HCM có 3 phường, xã trên 200.000 dân là phường Hiệp Bình, phường Tăng Nhơn Phú và xã Bà Điểm. 5 phường, xã có diện tích rộng nhất gồm: An Thới Đông (gần 258 km2), Bình Khánh (158 km2), Cần Giờ (157 km2), Thạnh An (131 km2) và An Nhơn Tây (77,7 km2).

Thành ủy viên là thành viên của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố có trách nhiệm tham gia thảo luận và quyết định các chủ trương, nghị quyết quan trọng của Đảng bộ Thành phố. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy là bộ phận chủ chốt được bầu ra từ các Thành ủy viên có vai trò quyết định và điều hành trực tiếp các công việc thường xuyên của Đảng bộ Thành phố.

Với hệ thống chính quyền ba cấp, một số quận, huyện ở TP HCM có bí thư là Thành ủy viên hoặc Ủy viên thường vụ Thành ủy như quận 1, Gò Vấp, Bình Tân, các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi...

Các tin khác

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ bảo mật, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Sân bay Long Thành ‘đã thức giấc sau nhiều năm ngủ yên’

Đến nay, cả nước đã hoàn thành được 2.268 km cao tốc và dự kiến đến cuối năm hoàn thành thêm 800 km. Đáng chú ý, sân bay Long Thành "đã thức giấc sau nhiều năm ngủ yên", đường kết nối sân bay Long Thành được tích cực triển khai.

Tình hình làm ăn của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Quý đầu năm nay, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) lãi khoảng 4,7 tỷ đồng mỗi ngày, sụt giảm đáng kể so với mức bình quân 6 tỷ đồng/ngày cùng kỳ năm trước. Nguồn thu của VNX chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư vào các sở giao dịch chứng khoán.

Ngân hàng tức tốc ‘bơm’ vốn

Nhóm khách hàng cá nhân nhu cầu vay vốn đang phục hồi rõ rệt nhờ thị trường bất động sản khu vực phía Nam khởi sắc trở lại. Phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho thấy tín hiệu tăng trưởng tích cực về nhu cầu tín dụng.

Toan tính của Mỹ và Trung Quốc trước cuộc "phá băng" thương mại

Cuộc gặp sơ bộ giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra trong bối cảnh hai bên chưa nhượng bộ trong cuộc chiến thuế quan. Trong khi ông Trump tin vào sức ép từ thuế nhập khẩu cao thì Trung Quốc cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó lâu dài.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.