Sức khỏe - Đời sống

Vì sao không được cho đồ kim loại vào lò vi sóng?

Lò vi sóng là một tiện ích hiện đại trong nhà bếp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc nấu nướng và hâm nóng thức ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng lò vi sóng đòi hỏi người dùng phải tuân thủ một số quy tắc an toàn nhất định, đặc biệt là quy tắc không được cho kim loại vào bên trong lò. Vậy vì sao lại có quy tắc này?

Tại sao không được cho kim loại vào lò vi sóng?

Đầu bếp Maricel Gentile cho biết ông đã nhận được bài học về điều kiêng kỵ này thế nào: “Tôi dùng một chiếc khăn lau bát đĩa để đỡ chiếc bát nóng trong lò vi sóng. Chắc là nó có sợi kim loại ẩn bên trong, vì một phút sau tôi thấy tia lửa bắn ra từ chiếc khăn, sau đó là khói và cuối cùng, chiếc khăn bùng cháy với một tiếng rít. Điều đó thực sự đáng sợ và nó dạy tôi rằng phải để bất cứ thứ gì bằng kim loại cách xa lò vi sóng".

Kim loại nói chung bao gồm cả giấy bạc, dây buộc bánh mì và đồ dùng phản xạ năng lượng vi sóng. Việc chúng được cho vào lò sẽ gây tích tụ nhiệt, gây ra tia lửa (còn gọi là hồ quang). Đầu bếp Gentile ví điều đó giống như chiếu đèn pin vào gương, ánh sáng chỉ bắn ngược trở lại bạn.

Tại sao bạn không được cho kim loại vào lò vi sóng? (Ảnh: Black Blum)

Tại sao bạn không được cho kim loại vào lò vi sóng? (Ảnh: Black Blum)

Điều gì xảy ra nếu bạn cho kim loại vào lò vi sóng?

Bạn sẽ làm hỏng kim loại và lò vi sóng, thậm chí có thể tạo ra hỏa hoạn bên trong lò. Lúc đầu, bạn có thể thấy những tia lửa nhỏ màu xanh hoặc trắng nhảy múa quanh các cạnh của kim loại, sau đó là tiếng nổ lách tách, giống như tiếng pháo nhỏ.

Sau đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi gì đó cháy, như vải cháy sém hay nhựa nóng chảy. Nếu bạn tiếp tục, khói xám sẽ cuộn lại và bạn sẽ nghe thấy tiếng vo ve căng thẳng khi các tia lửa bắn qua lại.

Trong trường hợp bạn vô tình cho kim loại vào, chuyên gia sửa chữa thiết bị Matthew Morrison khuyên nên dừng hoạt động của lò vi sóng ngay lập tức bằng cách rút phích cắm hoặc nhấn nút dừng, sau đó để đồ vật nguội hẳn trước khi chạm vào hoặc cố gắng dập tắt đám cháy bên trong.

Việc cho kim loại vào lò vi sóng có thể gây cháy nổ.

Việc cho kim loại vào lò vi sóng có thể gây cháy nổ.

Những vật liệu an toàn với lò vi sóng

Các vật dụng an toàn với lò vi sóng là thủy tinh, gốm sứ và một số loại nhựa. Chúng truyền năng lượng vi sóng vào thức ăn của bạn mà không hấp thụ hoặc phản xạ bức xạ.

Chuyên gia Morrison cho biết: "Những vật liệu có thể làm tan chảy hoặc giải phóng hóa chất độc hại vào thực phẩm, chẳng hạn như hộp xốp, không được coi là an toàn. Ngay cả một số dụng cụ nấu ăn an toàn với lò vi sóng vẫn có thể trở nên rất nóng trong quá trình nấu, vì vậy hãy sử dụng găng tay khi cầm bát hoặc đĩa".

Một số khay kim loại được làm riêng cho việc nấu bằng lò vi sóng; các giá kim loại bên trong lò vi sóng được làm bằng thép không gỉ dày, nhẵn và tròn. Nhưng ngay cả với những thứ đó, lớp hoàn thiện bảo vệ vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Chuyên gia Glenn Lewis từ Mr. Appliance cho biết: "Các kim loại mỏng hoặc các vật dụng có cạnh sắc đều không an toàn khi cho vào lò vi sóng. Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên để tất cả kim loại ra khỏi lò".

Những vật liệu tốt nhất để hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng bao gồm:

- Hộp kính cường lực hay hộp thủy tinh có ưu điểm là trong suốt, giúp bạn có thể quan sát thức ăn chín.

- Đồ gốm hoặc đồ đá giữ nhiệt tốt, giúp thức ăn của bạn ấm hơn trong thời gian dài hơn.

- Nhựa an toàn với lò vi sóng, được biểu thị bằng ký hiệu đường lượn sóng và nhãn an toàn với lò vi sóng.

- Silicone dẻo có thể dễ dàng cho vào lò vi sóng và tủ đông.

Hộp thủy tinh và hộp nhựa dãn nhãn an toàn có thể sử dụng trong lò vi sóng. (Ảnh: Getty Images)

Hộp thủy tinh và hộp nhựa dãn nhãn an toàn có thể sử dụng trong lò vi sóng. (Ảnh: Getty Images)

Với đồ nhựa, hãy tránh xa bất kỳ mòn nào không được dán nhãn an toàn với lò vi sóng. Chuyên gia Morrison cho biết: "Theo nguyên tắc chung, không được sử dụng hộp đựng thức ăn để hâm nóng thức ăn, thay vào đó hãy chuyển những gì bạn có vào bát hoặc đĩa an toàn với lò vi sóng".

Bạn không được cho cả quả trứng hoặc nho vào lò vi sóng vì chúng có thể nổ. Tránh cho khoai tây vào vì hơi nước có thể thoát ra. Ngoài ra, tránh cho cà rốt vào lò vi sóng vì hàm lượng khoáng chất cao của chúng có thể gây cong, ớt cay cũng không nên cho vào vì chất capsaicin có thể trở thành chất độc.

Các tin khác

Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện

Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.

Thị trường mới nổi lên ngôi, cổ phiếu nội dẫn sóng?

Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn.

Thẻ VIB Business Card lập kỷ lục về ưu đãi linh hoạt và thời gian miễn lãi

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục cho thẻ tín dụng VIB Business Card, là thẻ tín dụng doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam cho phép doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn, thay đổi loại hình ưu đãi tài chính cùng thời gian miễn lãi dài nhất trên thẻ – lên đến 58 ngày.

Bản tin 8H: Vietlott có thêm tỷ phú

Vietlott tìm thấy 1 vé số trúng giải độc đắc Jackpot 2 trị giá gần 8 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối 20/5.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Vào lúc 9h sáng nay (21/5), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118 - 120,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chênh lệch mua - bán 2,5 triệu đồng/lượng.