Sức khỏe - Đời sống

Việt Nam có loại quả “nấu trong bếp mà thơm 3 gian nhà”, giàu chất xơ nhưng cực ít calo, không lo phun thuốc trừ sâu

Mướp là loại quả dân dã, có mặt quanh năm ở các chợ từ nông thôn đến thành thị. Giá rẻ, dễ chế biến nhưng mướp cực giàu dinh dưỡng và đặc biệt là được liệt vào một trong những loại quả “sạch” thuốc trừ sâu nhất.

Việt Nam có loại quả “nấu trong bếp mà thơm 3 gian nhà”, giàu chất xơ nhưng cực ít calo, không lo phun thuốc trừ sâu- Ảnh 1.

Mướp thuộc nhóm dây leo cao, ít tiếp xúc với mặt đất - nơi thường tập trung sâu bệnh. Khả năng kháng bệnh của mướp cũng rất mạnh, vỏ ngoài trơn nhẵn, khó bị sâu bệnh tấn công và còn chứa một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên. Bởi vậy nên ít sâu bệnh và hầu như không cần phun thuốc.

Mướp cũng rất ít calo, 100g mướp chỉ chứa khoảng 20 calo nhưng cung cấp nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Có thể kể đến như vitamin C, vitamin B6, folate, magie và mangan... Đặc biệt, mướp còn chứa chất nhầy tự nhiên, flavonoid và các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Lợi ích sức khỏe, làm đẹp của quả mướp

Tốt cho tim mạch

Mướp chứa vitamin B5 giúp giảm cholesterol xấu và triglycerid - hai yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy 900mg mướp/ngày có thể hỗ trợ tim mạch hiệu quả.

Hỗ trợ phòng ngừa tiểu đường

Mướp giàu mangan - khoáng chất hỗ trợ sản sinh enzym tiêu hóa và cải thiện khả năng dung nạp glucose. Tiêu thụ 100mg magie mỗi ngày cũng giúp giảm 15% nguy cơ mắc tiểu đường.

Giúp kiểm soát cân nặng

Nhờ ít chất béo bão hòa, calo thấp và giàu nước, mướp là lựa chọn lý tưởng trong các chế độ ăn kiêng hoặc giảm cân lành mạnh.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Chất xơ hoà tan trong mướp hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và cải thiện hoạt động ruột. Mướp còn chứa enzym hỗ trợ hấp thu dưỡng chất và bảo vệ niêm mạc ruột khỏi vi khuẩn.

Giảm đau cơ và viêm khớp

Mướp chứa chất chống viêm, kali, magie và vitamin K giúp giảm đau cơ sau vận động. Ngoài ra, lượng đồng trong mướp hỗ trợ làm dịu đau khớp, phù hợp cho người viêm khớp.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Vitamin B6 trong mướp đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hemoglobin - thành phần chính trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy. Ăn mướp thường xuyên có thể giảm nguy cơ thiếu máu.

Việt Nam có loại quả “nấu trong bếp mà thơm 3 gian nhà”, giàu chất xơ nhưng cực ít calo, không lo phun thuốc trừ sâu- Ảnh 2.

Thanh lọc máu và lợi tiểu

Mướp giúp gan hoạt động tốt hơn, hỗ trợ đào thải độc tố khỏi máu. Nhờ giàu nước và chất chống oxy hoá, mướp còn có khả năng lợi tiểu, làm giảm tình trạng phù nề do tích nước.

Hỗ trợ cải thiện vàng da

Nước ép mướp, hạt và vỏ khô được cho là có thể giảm tình trạng vàng da. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chắc chắn, nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giảm đau nửa đầu

Mướp chứa magie giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm nguy cơ tái phát đau nửa đầu. 300mg magie mỗi ngày được chứng minh có hiệu quả trong một số nghiên cứu.

Tăng cường trí nhớ

Thiếu sắt khiến não thiếu oxy, dễ dẫn đến giảm tập trung và trí nhớ. Mướp giàu vitamin B6 - dưỡng chất hỗ trợ sản xuất hemoglobin, từ đó giúp cải thiện chức năng não bộ.

Giảm dị ứng thời tiết và viêm xoang

Một số nghiên cứu cho thấy thuốc xịt chứa chiết xuất quả mướp có hiệu quả tương đương thuốc dị ứng natri cromolyn. Mướp cũng chứa chất chống viêm hỗ trợ giảm triệu chứng viêm xoang như sưng, đau và nghẹt mũi.

Một số lưu ý khi ăn mướp

Dù lành tính và nhiều lợi ích nhưng vẫn có một số lưu ý khi ăn mướp:

- Không ăn quá nhiều mướp: Mướp tuy giàu chất xơ và ít calo nhưng ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, khó tiêu do hàm lượng chất xơ cao. 

- Người mắc bệnh tiêu hóa nên thận trọng: Những người bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn mướp vì có thể gây kích ứng hoặc làm triệu chứng nặng hơn.

- Người cơ địa hàn, dễ lạnh bụng không nên ăn nhiều: Mướp có tính mát, ăn quá nhiều có thể làm lạnh bụng, tiêu chảy hoặc đau bụng, đặc biệt khi thời tiết lạnh.

Việt Nam có loại quả “nấu trong bếp mà thơm 3 gian nhà”, giàu chất xơ nhưng cực ít calo, không lo phun thuốc trừ sâu- Ảnh 3.

- Không ăn mướp sống hoặc quá già: Mướp sống chứa enzym và vi khuẩn có thể gây đau bụng hoặc tiêu chảy. Mướp già thường xơ cứng, ít chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa. Khi ăn dễ gây đầy bụng hoặc khó tiêu.

- Không nấu quá kỹ: Nấu mướp quá chín sẽ làm mất vitamin C và các chất chống oxy hóa. Chỉ nên nấu vừa chín tới để giữ được độ ngọt và dưỡng chất và hạn chế dầu mỡ.

- Rửa sạch kỹ trước khi chế biến: Dù mướp ít thuốc trừ sâu nhưng vẫn có thể dính bụi bẩn hoặc vi khuẩn bám ngoài vỏ, nên rửa và gọt vỏ kỹ để đảm bảo an toàn.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This


Các tin khác

Nhiều người tin rằng vàng và bất động sản là 2 khoản đầu tư dài hạn tốt nhất, chuyên gia nước ngoài: “Họ đã sai!”

Tại Mỹ, bất động sản và vàng đang được nhiều người ưa chuộng nhất khi nói đến đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, việc đặt trọn niềm tin vào hai tài sản này có thể là một sai lầm nếu không hiểu rõ bản chất và rủi ro đi kèm.

Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện

Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.