Sức khỏe - Đời sống

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Bất ngờ với kết quả phân tích "thuốc"

Tóm tắt:
  • Công an Thanh Hóa phát hiện thuốc giả chứa lượng lớn thuốc giảm đau trong nhóm đông dược.
  • Những thuốc này chủ yếu là thuốc đông dược giả chữa bệnh về xương khớp, không sản xuất trong Đông y.
  • Đa số thuốc giả được tiêu thụ qua mạng và bán lẻ, không có giấy tờ hợp lệ.
  • Đường dây sản xuất do Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo điều hành, hoạt động quy mô toàn quốc.
  • Tổng giá trị thuốc giả đã bán ra ước tính gần 200 tỷ đồng từ năm 2021 đến nay.

Sáng 18-4, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, đơn vị này đã có kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc đông dược, qua đó phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau.

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Bất ngờ với kết quả phân tích "thuốc"- Ảnh 1.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, qua phân tích, xét nghiệm trong nhóm thuốc đông dược trong vụ án thuốc giả có chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Theo đó, kết quả phân tích, xét nghiệm ban đầu phát hiện nhóm thuốc đông dược giả (chữa các bệnh về xương khớp) chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong đông y.

Còn nhóm thuốc tân dược giả chưa phát hiện dược tính độc hại, nhưng không có dược tính kháng sinh để chữa bệnh như hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.

Trước đó, ngày 17-4, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan tới vụ án này, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo vụ việc. Theo đó, Sở Y tế Thanh Hóa và các cơ quan chức năng chưa phát hiện các sản phẩm thuốc giả nói trên tại cơ sở khám chữa bệnh công lập. Lý do là các loại thuốc này không có giấy tờ hợp lệ để tham gia đấu thầu. Phần lớn số thuốc giả được tiêu thụ qua mạng và các kênh bán lẻ.

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Bất ngờ với kết quả phân tích "thuốc"- Ảnh 2.

21 loại thuốc, trong đó có 17 nhóm thuốc đông dược được phát hiện với số lượng rất lớn

Trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan công an thu giữ có 4 loại giả thuốc tân dược (44 hộp Tetracyclin, 40 hộp Clorocid, 49 hộp Pharcoter, 52 hộp Neo-Codion). Đây là những thuốc giả được làm giống với các thuốc đang được công bố lưu hành; còn lại là 39.323 hộp gồm 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau một thời gian tập trung điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả do là Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cầm đầu.

Lực lượng công an đã phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hóa của ổ nhóm trong đường dây sản xuất thuốc giả trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Bất ngờ với kết quả phân tích "thuốc"- Ảnh 3.

Nhóm đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô toàn quốc

Qua khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, nhóm đối tượng này sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Chúng không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở "ảo" ở nước ngoài như Malaysia, Singapore… nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Ngoài ra, các đối tượng thuê kho làm nơi sản xuất tại các khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt, sâu trong hẻm. Sau đó, chúng thuê công nhân sản xuất là người nhà hoặc người quen, chủ yếu từ các địa phương khác. Trong quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng, không tiếp xúc với người dân xung quanh.

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Bất ngờ với kết quả phân tích "thuốc"- Ảnh 4.

Vụ việc đang gây rúng động dư luận bởi đây là nhóm hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng

Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm bán ra thị trường qua các kênh phân phối.

Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường. Khi đã có lượng khách hàng ổn định, các đối tượng chỉ bán thuốc giả do chính mình sản xuất, đối tượng khách hàng chủ yếu là dược sĩ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc.

Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, ước tính gần 200 tỉ đồng.

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Hòa Minzy gặp sự cố

Hòa Minzy xin lỗi vì không thể tham gia phiên livestream cùng Đức Phúc và Erik. Ca sĩ đặt 3 chuyến bay khứ hồi nhưng kế hoạch đều bị đổ bể.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.