Công nghệ

Vừa nhận thông báo mẹ đã chuyển khoản thành công 450 triệu đồng, nam sinh 2001 vội báo cảnh sát

 - Ảnh 1.

Vào một buổi chiều giữa tháng 3/2024, bà Yang, 69 tuổi, sống tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, nhận được một cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên bưu điện. Người này nói rằng có một bưu kiện quốc tế gửi đến bà nhưng bên trong có tài liệu liên quan đến hoạt động rửa tiền, nên đã được bàn giao cho công an xử lý.

Chưa kịp phản ứng, cuộc gọi lập tức được “chuyển tiếp” đến một người đàn ông khác – xưng là cảnh sát thuộc Cục Công an Bắc Kinh (Trung Quốc). Người này nói với giọng nghiêm trọng cho biết bà Yang đang nằm trong danh sách điều tra và có thể bị bắt nếu không phối hợp điều tra.

Để tăng tính thuyết phục, đối tượng gửi cho bà Yang một liên kết đến một “trang web chính phủ” giả, nơi hiển thị thông tin “lệnh bắt” mang tên bà, cùng các chi tiết cá nhân chính xác như số căn cước, ngày sinh, địa chỉ. Quá hoảng sợ, bà Yang làm theo hướng dẫn: chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm 130.000 NDT ( khoảng 450 triệu đồng) vào một “tài khoản kiểm tra nội bộ” để chứng minh mình vô tội.

Chỉ sau khi chuyển tiền xong, bà mới gọi điện kể lại với con trai – anh Trần, sinh năm 2001 – rằng bà đang “phối hợp điều tra với cảnh sát”. Nghe xong câu chuyện, anh Trần ngay lập tức nhận ra mẹ mình đã bị lừa và đưa bà đến đồn công an gần nhất trình báo.

Vụ việc của bà Yang là một ví dụ điển hình của hình thức lừa đảo giả danh cơ quan chức năng. Trong các vụ lừa đảo này, kẻ gian thường sử dụng công nghệ để giả mạo số điện thoại, tạo ra các trang web giả mạo cơ quan chức năng và khai thác dữ liệu cá nhân bị rò rỉ trên mạng để đánh vào tâm lý sợ hãi của nạn nhân.

Theo đó, cảnh sát đã vạch trần thủ đoạn lừa đảo, bao gồm: Giả mạo số điện thoại, sử dụng công nghệ để hiển thị số điện thoại giống với số của cơ quan chức năng, khiến nạn nhân tin tưởng. Tạo trang web giả mạo, thiết kế các trang web có giao diện giống hệt trang chính thức của cơ quan chức năng, hiển thị thông tin cá nhân và "lệnh bắt giữ" giả mạo. Khai thác dữ liệu cá nhân, sử dụng thông tin cá nhân bị rò rỉ để tăng độ tin cậy, khiến nạn nhân tin rằng họ thực sự đang bị điều tra. Gây áp lực tâm lý, đe dọa bắt giữ, yêu cầu giữ bí mật, không được thông báo cho người thân, nhằm cô lập nạn nhân và khiến họ dễ dàng làm theo hướng dẫn.

Nhờ báo kịp thời và cảnh sát vào cuộc nhanh, một phần số tiền đã được phong tỏa và thu hồi. Sau đó, cảnh sát vào việc truy quét băng đảng lừa đảo.

Để bảo vệ bản thân và người thân khỏi các vụ lừa đảo tương tự, cảnh sát khuyến cáo: Không cung cấp thông tin cá nhân, không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng qua điện thoại hoặc các liên kết không rõ nguồn gốc.

Không chuyển tiền theo yêu cầu qua điện thoại, cơ quan chức năng không bao giờ yêu cầu chuyển tiền để "kiểm tra tài khoản" hay "phối hợp điều tra" qua điện thoại. Xác minh thông tin, nếu nhận được cuộc gọi nghi vấn, hãy bình tĩnh ngắt máy và gọi đến số hotline chính thức của công an hoặc nhờ người thân xác minh.

Cảnh báo người thân lớn tuổi, nhóm người cao tuổi thường là mục tiêu bị lừa, cần được cảnh báo không làm theo bất kỳ hướng dẫn tài chính nào từ người lạ trên mạng hay qua điện thoại.

Các tin khác

Người đàn ông cơ thể chưa từng có dấu hiệu bất thường, mới "đau sơ sơ" 3 tháng đã mắc hai bệnh ung thư

Vừa qua, người bệnh Phạm Quang T., 54 tuổi, quê tại xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã được các bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật thành công 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản, tạo hình thực quản bằng đại tràng. Đây là một trong những trường hợp được đánh giá điều trị phẫu thuật phức tạp, may mắn được phát hiện cả hai bệnh ung thư ở giai đoạn sớm.

Bản tin 8H: Vietlott có thêm tỷ phú

Vietlott tìm thấy 1 vé số trúng giải độc đắc Jackpot 2 trị giá gần 8 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối 20/5.

Uống gì tốt cho thận và gan?

Uống gì tốt cho thận và gan là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng khám phá những loại đồ uống tốt cho gan và thận dưới đây.