Giáo dục

Xem phim Sex Education, tôi xấu hổ nhận ra mình bao biện cho cái sai suốt nhiều năm, giờ phải thay đổi để dạy con nên người!

Tôi từng bao biện cho lỗi sai của bản thân suốt nhiều năm, nhưng rồi một câu thoại trong bộ phim Sex Education đã khiến tôi phải dừng lại, nhìn về quá khứ của chính mình.

Khi nhân vật Maeve nói: "You don't end up in bad situations. You make bad choices". (Không phải bạn rơi vào tình huống tồi tệ mà là bạn đã đưa ra lựa chọn sai).

Tôi im lặng rất lâu. Câu nói ấy đánh thẳng vào một ký ức mà tôi vẫn luôn muốn quên.

Đó là hồi năm hai đại học. Khi ấy, tôi vừa học vừa làm thêm ở quán cà phê. Lịch làm việc dày đặc, thời gian ôn thi gần như bằng không. Môn chuyên ngành sắp thi, tôi biết mình không đủ kiến thức để qua. Và rồi, trong một phút yếu lòng, tôi chọn cách quay cóp. Bị phát hiện. Bị kỷ luật.

Thời điểm đó, tôi vẫn tự bào chữa: "Tớ chỉ xui thôi". Nhưng sự thật là tôi đã có một lựa chọn và tôi đã chọn sai.

Không ai ép tôi gian lận. Tôi sợ trượt, sợ thi lại, sợ bố mẹ thất vọng và vì sợ, tôi không dám chịu trách nhiệm mà chọn lối tắt.

Xem phim Sex Education, tôi xấu hổ nhận ra mình bao biện cho cái sai suốt nhiều năm, giờ phải thay đổi để dạy con nên người!- Ảnh 1.

Maeve

**

Giờ đây tôi đã là một người cha. Con trai tôi vừa bước vào lớp 6 - cái tuổi mà nhiều phụ huynh hay nói đùa là "mở đầu của tuổi dậy thì". Con bắt đầu có suy nghĩ riêng, có những lựa chọn nhỏ và cả những sai lầm nhỏ.

Tôi bắt đầu hiểu rằng: Việc dạy con không chỉ là dạy con phân biệt đúng - sai, mà còn phải dạy con cách đưa ra lựa chọn đúng trong những tình huống đầy cám dỗ hoặc mù mờ.

Tôi dặn mình: Khi con kể về chuyện ở trường, hãy lắng nghe trọn vẹn, chứ không chỉ phán xét hay ra quyết định hộ con. Khi con làm sai, hãy giúp con nhìn lại nguyên nhân, thay vì chỉ phạt cho xong chuyện. Khi con đứng trước lựa chọn, hãy đặt câu hỏi để con suy nghĩ: "Nếu con làm thế, chuyện gì có thể xảy ra?", "Nếu con là người bị ảnh hưởng, con thấy sao?".

Tôi không mong con trai mình lớn lên trở thành người luôn hoàn hảo. Nhưng tôi mong con hiểu rằng: trong mọi hoàn cảnh, mình luôn có lựa chọn. Và dũng cảm thật sự là khi dám chọn điều đúng kể cả khi nó khó hơn.

Con có thể vấp ngã. Nhưng điều tôi sợ nhất, không phải là con sai, mà là con không biết mình đang chọn gì. Rồi sau đó lại đổ lỗi cho hoàn cảnh như cái cách mà tôi đã từng.

Tôi đã mất nhiều năm để học lại bài học ấy, còn giờ, tôi chỉ hy vọng mình có thể dạy con từ chính những sai lầm của bố ngày xưa.

Bởi vì khi đã hiểu rằng "sai lầm không đến từ sự đen đủi, mà đến từ lựa chọn", con mới có thể thực sự trưởng thành. Và khi ấy, tôi tin rằng, con sẽ biết đứng dậy từ mọi lần vấp ngã bằng chính đôi chân của mình.

Các tin khác

Bi kịch của Á hậu Hong Kong mắc ung thư

Á hậu Hong Kong 1998 Ngô Hãn Hy phải bán đồ đạc trong nhà để có thêm tiền trang trải viện phí chữa bệnh ung thư. Dù lâm vào tình cảnh khó khăn, cô vẫn giữ tinh thần lạc quan.

Một nam diễn viên bị cấm sóng

Nổi lên từ bộ phim đam mỹ "Nghịch ái", Điền Hủ Ninh bị đào bới đời tư, fan cuồng bám đuôi chất vấn trong nhiều ngày. Anh còn vướng tin bị cấm sóng.

Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý riêng cho hơn một triệu giáo viên. Dù quy định xếp lương cao nhất được kỳ vọng giúp giáo viên yên tâm cống hiến, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thừa nhận: lương chỉ là một phần trong bài toán dạy thêm, học thêm.

Tất cả lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) Vũ Trọng Bình cho biết, trong Luật Việc làm 2025, đã đưa được nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.

Chọn tổ hợp môn học: Cú "đặt cược" lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.