Sức khỏe - Đời sống

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai

Tóm tắt:
  • Buổi tọa đàm kỷ niệm 50 năm văn học, nghệ thuật TP.HCM diễn ra ngày 16-4.
  • Các đại biểu tập trung đánh giá thành quả và đề xuất hướng phát triển trong tương lai.
  • Có 86 bài tham luận về các vấn đề như tác động của công nghệ số và tiếp cận nghệ thuật giới trẻ.
  • Nhiều ý kiến liên quan đến bảo tồn nghệ thuật truyền thống và vai trò của nghệ nhân.
  • Ban tổ chức tiếp thu các ý kiến để hướng dẫn công tác lãnh đạo và phát triển văn hóa thành phố.

Buổi tọa đàm 50 năm VH - NT TP.HCM - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai do Ban Tuyên giáo và Dân vận thành ủy TP.HCM tổ chức (16.4) thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và đội ngũ văn nghệ sĩ TP.

Phát biểu đề dẫn tại buổi tọa đàm, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận thành ủy Lê Hồng Sơn cho biết: "Ban tổ chức đã nhận được 86 tham luận, qua thẩm định và thống nhất chọn 65 tham luận để biên tập kỷ yếu. Nội dung các tham luận là mỗi góc nhìn khác nhau đối với các nhóm chủ đề về thành tựu đạt được và giải pháp xây dựng, phát triển VHNT thành phố sau 50 năm đất nước thống nhất".

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 1.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận thành ủy Lê Hồng Sơn phát biểu tại tọa đàm

Ảnh: Q.T

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 2.

Tọa đàm 50 năm VHNT TP.HCM - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai thu hút rất đông sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, công chúng và nghệ sĩ

Ảnh: QUỲNH TRÂN

TS Vũ Thị Mai Oanh (nguyên Trưởng khoa Lý luận chính trị - Học viện Cán bộ TP.HCM) cho biết: "TP.HCM hiện có 8 đơn vị nghệ thuật công lập và khoảng 700 đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, 11 sân khấu kịch và khoảng 20 địa điểm có thể phục vụ tốt cho biểu diễn nghệ thuật. Hiện tại, Có 56 rạp, cụm rạp chiếu phim, trong đó có 5 doanh nghiệp đứng đầu, nắm giữ 98% thị phần chiếu phim Việt và cũng là địa phương chiếm thị phần phim ảnh lớn nhất cả nước với khoảng 40%". 

Cũng theo bà Mai Oanh: "Với hệ thống hạ tầng và thiết chế văn hóa được hình thành cùng quá trình phát triển đô thị lâu đời đã góp phần làm cho Sài Gòn - TP.HCM trở thành địa phương hội tụ các điều kiện, cơ sở vật chất cho một trung tâm văn hóa, nghệ thuật vào loại lớn nhất cả nước. Nơi đây ra đời nhiều sản phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng, làm phong phú đời sống tinh thần của các đối tượng công chúng và đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Những cơ sở này cho phép thành phố đẩy mạnh quá trình xây dựng nền công nghiệp văn hóa trong thời gian tới".

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 3.

Bến Nhà Rồng

Ảnh: Độc Lập

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 4.

Đường Lê Duẩn nhìn từ Hội trường Thống Nhất

Ảnh: Giản Thanh Sơn

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 5.

Sắc màu phố đi bộ Nguyễn Huệ

Ảnh: Ngô Thị Thu Ba

TP.HCM - trung tâm sáng tạo nghệ thuật

Nhìn lại VHNT thành phố sau 50 năm, ThS Phan Minh Chí cho rằng: "Các thế hệ lãnh đạo TP.HCM đã chú trọng đầu tư vào nghệ thuật công cộng và cải tạo kiến trúc đô thị. Việc xây dựng quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, khai trương vào năm 2015, đã tạo ra không gian công cộng hiện đại, trở thành điểm nhấn văn hóa và nghệ thuật của thành phố. Các công trình như Financial Tower và President Place đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về tiết kiệm năng lượng, đóng góp vào diện mạo kiến trúc hiện đại của đô thị. Chính quyền TP.HCM cũng đã triển khai nhiều chính sách đầu tư cho sáng tác và quảng bá tác phẩm, hỗ trợ văn nghệ sĩ lão thành, thành lập quỹ hỗ trợ tài năng nghệ thuật và tổ chức các trại sáng tác kịch bản". 

ThS Phan Minh Chí, thành phố trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật khi sở hữu nguồn nhân lực đông đảo, đa dạng về cơ cấu ngành nghề thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Với thị phần lớn, dân số đông cũng tạo lực hút giới văn nghệ sĩ, nhà đầu tư nghệ thuật khắp nơi trong cả nước lựa chọn tìm đến để lập thân, lập nghiệp và phát triển sự nghiệp. 

Có thể thấy, đội ngũ văn nghệ sĩ không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tính đến năm 2022, thành phố có gần 6.000 văn nghệ sĩ là hội viên của 9 hội VHNT, hoạt động đều khắp trên các lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, lý luận phê bình. Chính sự đông đảo về đội ngũ, phong phú về thể loại, đa dạng về xu hướng nghệ thuật và là nơi hội tụ các luồng văn hóa, là những lợi thế để hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ có nhiều chất liệu sáng tác, tạo ra nhiều sản phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 6.

Nhà văn Gia Bảo giao lưu cùng bạn đọc tại Đường sách TP.HCM - một điểm hẹn văn hóa của du khách và người dân TP.HCM

Ảnh: Q.T

50 năm văn học - nghệ thuật TP.HCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai- Ảnh 7.

Ca sĩ Ngọc Ánh - giọng hát thể hiện rất thành công Mùa xuân trên những giếng dầu của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn

Ảnh: NVCC

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM): "Ca khúc là thế mạnh của Sài Gòn - TP.HCM. Hòa cùng niềm vui miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ca khúc của các nhạc sĩ thuộc Hội Âm nhạc TP.HCM luôn đi đầu, kịp thời thể hiện đời sống cùng với đặc điểm riêng, sáng tạo. Nếu như Mùa xuân trên TP.HCM (Xuân Hồng) mang đến không khí khải hoàn của những ngày đầu giải phóng thì Mùa xuân bên cửa sổ (Xuân Hồng), Đêm thành phố đầy sao (Trần Long Ẩn) lại mang đến một dung mạo trữ tình, duyên dáng. Người thành phố đi đầu trong sản xuất với Mùa xuân trên những giếng dầu (Phạm Minh Tuấn) hay Trị An âm vang mùa xuân (Tôn Thất Lập) đều là những ca khúc này đem đến không khí hăng say lao động, hừng hực khí thế của TP.HCM năng động, sáng tạo, công nghiệp".

TP.HCM hấp dẫn giới làm phim quốc tế 

Bối cảnh của phim đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của một quốc gia, vùng miền. Địa danh trên phim ít nhiều mang đến cho người xem khắp nơi trên thế giới chiêm ngưỡng đặc điểm vùng miền, thấu hiểu văn Việt Nam. Vì vậy, thế mạnh của điện ảnh so với các ngành nghệ thuật khác là thể hiện hoàn cảnh xã hội qua địa danh, văn hóa, đời sống... trên phim. 

Nhà văn - biên kịch Huỳnh Mẫn Chi cho biết, trước đây, phim Người tình (L’Amant - 1991) có bối cảnh phim ở Việt Nam, đặc biệt Chợ Lớn, Q.5 là địa điểm được chọn làm nơi hẹn hò của đôi nhân vật chính. Phim đoạt giải nhạc Phim hay nhất của năm ở Pháp, đoạt giải Kỹ thuật quay phim của Pháp. Hay phim Đông Dương (Indochine - 1992) có nhiều bối cảnh được chọn ở TP.HCM. Phim đoạt giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại lễ trao giải Oscar năm 1993, giải Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Với phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American - 2002), bối cảnh phim quay nhiều địa điểm nổi tiếng tại Việt Nam, trong đó có TP.HCM, phim đoạt giải Phim hay nhất của năm tại Mỹ... 

Gần đây, TP.HCM cũng là một trong những địa danh nổi bật của phim Hành trình tình yêu của một du khách (A tourist's guide to love), được phát toàn cầu trên NetflixTheo bài viết của tác giả Furvah Shah trên tạp chí Cosmopolitan của Mỹ, nhiều khán giả quốc tế cho rằng họ muốn đến Việt Nam ngay sau khi xem bộ phim A Tourist's Guide to Love của Netflix.

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Hòa Minzy gặp sự cố

Hòa Minzy xin lỗi vì không thể tham gia phiên livestream cùng Đức Phúc và Erik. Ca sĩ đặt 3 chuyến bay khứ hồi nhưng kế hoạch đều bị đổ bể.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.