Thể thao

Ám ảnh kim tiền phía sau chung kết Man Utd - Tottenham

Trước đây, các đội đứng thứ ba vòng bảng Champions League sẽ rơi xuống Europa League. Tuy nhiên, sau các cuộc đàm phán giữa năm 2019 và 2021, quy định này đã được thay đổi, tạo điều kiện cho các CLB lớn dễ dàng trở lại Champions League thông qua Europa League hơn, ngay cả khi trải qua mùa giải khó khăn. Đây chính xác là những gì đang xảy ra trong mùa giải đầu tiên sau khi có sự thay đổi.

Các cầu thủ Tottenham ăn mừng trong trận thắng Man Utd ở tứ kết Cup Liên đoàn trên sân Tottenham Hotspur, London, Anh ngày 19/12/2024. Ảnh: Reuters

Các cầu thủ Tottenham ăn mừng trong trận thắng Man Utd ở tứ kết Cup Liên đoàn trên sân Tottenham Hotspur, London, Anh ngày 19/12/2024. Ảnh: Reuters

Trang Independent của Anh bình luận trận Man Utd gặp Tottenham hôm nay là "chung kết tuyệt vọng" nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu. Cả hai đội đều đang đứng ngay trên nhóm xuống hạng Ngoại hạng Anh, với Man Utd đứng thứ 16 còn Tottenham xếp thứ 17.

Hình ảnh hai CLB ngấp nghé xuống hạng nhưng vẫn có cơ hội dự Champions League cho thấy sự khác biệt lớn so với trận chung kết UEFA Cup 1975-1976, khi nhà vô địch Anh Liverpool đối đầu nhà vô địch Bỉ Brugge.

Chung kết năm ngoái, Atalanta gây sốc khi đánh bại Bayern Leverkusen, đội vô địch Bundesliga và Cup Quốc gia Đức với thành tích bất bại. HLV Gian Piero Gasperini của Atalanta tự hào: "Chiến thắng với Atalanta là một trong những câu chuyện cổ tích hiếm hoi của bóng đá. Nó cho thấy sự công bằng: vẫn còn chỗ cho lý tưởng và không phải lúc nào cũng chỉ là tiền".

Trận tranh danh hiệu năm nay hoàn toàn ngược lại. Man Utd và Tottenham có mặt tại San Mames hôm nay phần lớn nhờ sức mạnh tài chính. Họ đối đầu với những đội bóng có quỹ lương chỉ bằng một phần nhỏ của mình trong hành trình vào chung kết. Quỹ lương của Bodo/Glimt được ước tính chưa bằng 1% của Tottenham. Thậm chí, quỹ lương của Bilbao, đối thủ ở bán kết, chỉ bằng khoảng 20% của Man Utd.

Bruno Fernandes mừng bàn ấn định thắng lợi 3-0 cho Man Utd trước Athletic Bilbao trên sân San Mames, thành phố Bilbao, tỉnh Biscay, xứ Basque, Tây Ban Nha, lượt đi bán kết Europa League tối 1/5/2025. Ảnh: UEFA

Bruno Fernandes mừng bàn ấn định thắng lợi 3-0 cho Man Utd trước Athletic Bilbao trên sân San Mames, thành phố Bilbao, tỉnh Biscay, xứ Basque, Tây Ban Nha, lượt đi bán kết Europa League tối 1/5/2025. Ảnh: UEFA

Không chỉ quỹ lương này, hai CLB của Anh còn chi rất nhiều tiền trong 5 năm qua để đến được thời điểm này và cần tiếp tục "phá két" để trở lại đỉnh cao. Trong đó có hàng tỷ USD doanh thu từ Ngoại hạng Anh, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.

Vị trí thứ tư của Man Utd và thứ chín Tottenham trong danh sách các CLB giàu nhất theo hãng kiểm toán Deloitte cho thấy việc hai đội đứng thấp như vậy ở Ngoại hạng Anh là điều bất thường. Trong thế giới bóng đá hiện đại mà có mối tương quan 90% giữa quỹ lương và vị trí trên bảng điểm, hai đội không chỉ đại diện cho 10% ngoại lệ, mà còn là 0,1% hiếm hoi - nơi mọi logic dường như bị đảo ngược, chẳng khác nào "giả kim thuật ngược".

Sự lãng phí về tiềm lực tài chính đó tạo ra sự tuyệt vọng bao trùm toàn bộ trận đấu này. Nó hoàn toàn trái ngược với những gì bóng đá lục địa nên hướng tới, chứ đừng nói đến suy nghĩ của Gasperini về "sự công bằng".

Không thể bỏ qua việc Tottenham coi trọng Europa League, đặc biệt là khi họ chưa giành được danh hiệu nào từ năm 2008. Người hâm mộ Man Utd vẫn luôn khao khát những danh hiệu bất chấp khó khăn, và chiến thắng hôm nay sẽ rất quan trọng về mặt tâm lý cho kỷ nguyên của Ruben Amorim.

Man Utd từng vô địch Europa League năm 2017, nhưng sự rối ren kéo dài kể từ đó cho thấy vấn đề thực sự nằm ở cách sử dụng nguồn lực. Tương tự, Tottenham coi trọng vấn đề tài chính của Champions League đến mức cựu HLV Mauricio Pochettino từng công khai thừa nhận ưu tiên Ngoại hạng Anh hơn bất kỳ giải đấu cup nào.

Man Utd mừng danh hiệu Europa League 2017. Ảnh: Sky Sports

Man Utd mừng danh hiệu Europa League 2017. Ảnh: Sky Sports

Những ưu tiên như vậy chỉ càng trở nên sâu sắc hơn trong kỷ nguyên PSR (Luật Lợi nhuận và Bền vững tài chính của Ngoại hạng Anh). Rốt cuộc, mọi thứ vẫn xoay quanh con số tiềm năng 135 triệu USD từ suất dự Champions League. Giải đấu danh giá này, vốn được mở rộng thêm cơ hội tham dự, chỉ nhằm phục vụ mục tiêu khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với các CLB có tiềm lực thương mại lớn nhất. Chiếc cúp UEFA Cup truyền thống, hay Europa League hiện tại, dường như, nay đã không còn đủ giá trị.

Chris Hughton, cựu hậu vệ phải cùng Tottenham vô địch UEFA Cup mùa giải 1983-1984, không giấu được sự ngạc nhiên trước sự thay đổi quá lớn của bóng đá hiện đại. "Hồi đó, chúng tôi thậm chí còn không nghĩ đến tiền bạc. Tất nhiên vẫn có thưởng, nhưng điều quan trọng duy nhất là vinh quang, là cảm giác giành được danh hiệu châu Âu", ông bày tỏ.

Khi ấy, khoảng cách tài chính giữa các CLB là quá nhỏ để tạo nên sự chênh lệch đáng kể. Còn bây giờ, nó đã trở nên khổng lồ, đến mức trận chung kết Europa League có lẽ là minh họa rõ nét nhất cho quá trình "tài chính hóa" của bóng đá. Xét trong bối cảnh chênh lệch tài chính tại Anh và tầm quan trọng của Champions League, trận đấu này thậm chí còn vượt qua cả trận play-off thăng hạng Ngoại hạng Anh để trở thành "trận đấu đắt giá nhất thế giới".

Bóng đá giờ đây như công cụ tài chính, đến mức các CLB quyết định không mua cầu thủ vào tháng 1 vì họ đang xem xét mọi thứ dựa trên sự chênh lệch tiền thưởng tiềm năng hơn là tham vọng mùa giải. Ảnh hưởng của yếu tố tài chính dường như còn lan tới cả chất lượng chuyên môn trên sân cỏ.

Suốt mùa này, hành trình của Man Utd tại Europa League được xem là minh chứng cho việc bầu không khí ở các đấu trường châu Âu vẫn có thể khơi dậy cảm xúc và tinh thần thi đấu kiểu "truyền thống" của những đội bóng lớn. Nhưng điều đó có thực sự xảy ra? Hay liệu Man Utd và Tottenham chỉ đơn giản là đánh bại những đối thủ kém xa về đẳng cấp - đặc biệt khi nhìn vào khoảng cách quỹ lương giữa họ và phần còn lại?

HLV Ruben Amorim chỉ đạo trong trận Man Utd hòa Ipswich Town 1-1 trên sân Portman Road ở Ipswich, Anh ngày 24/11. Ảnh: AP

HLV Ruben Amorim chỉ đạo trong trận Man Utd hòa Ipswich Town 1-1 trên sân Portman Road ở Ipswich, Anh ngày 24/11. Ảnh: AP

Bruno Fernandes tiết lộ HLV đồng hương Ruben Amorim tỏ ra bất ngờ trước sự cạnh tranh quyết liệt của Ipswich Town trong trận ra mắt Man Utd. Trong bối cảnh đó, chất lượng chuyên môn của Europa League thậm chí có thể còn kém hơn.

Sẽ có phản bác rằng không có đại diện Anh nào góp mặt trong trận chung kết Champions League trong hai mùa gần nhất. Nhưng đó là một giải đấu nơi phần lớn các "siêu CLB" góp mặt, những đội bóng vốn đã thống trị tuyệt đối ở giải quốc nội. Đó chỉ là vấn đề tương tự được mở rộng.

Ngược lại, chính Europa League mới có thể đang phản ánh chiều sâu thực sự của sức mạnh bóng đá. Điều này lại trở thành một thách thức đối với UEFA, nhất là trong bối cảnh ngày càng có nhiều CLB Anh giành quyền góp mặt tại các Cup châu Âu.

Trận chung kết hôm nay có thể còn mang ảnh hưởng sâu rộng tới cả Ngoại hạng Anh. Đây rất có thể là khoảnh khắc "ngã rẽ" quyết định. Nếu Man Utd thắng, nguồn thu từ trận đấu có thể giúp họ lấy lại vị thế đỉnh cao. Ngược lại, thất bại có thể gây ra những biến động và xáo trộn nội bộ. Tương tự, HLV Ange Postecoglou nhiều khả năng sẽ mất việc nếu Tottenham gục ngã.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Phong cách sống thượng lưu đích thực tại Flamingo Majestic Island Resort

Khi giá trị bất động sản không nằm ở vị trí, tiện ích mà còn ở sự giới hạn tinh hoa, Flamingo Majestic Island Resort được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng nghỉ dưỡng dành cho những người thành công, biết tận hưởng và trân quý giá trị của thiên nhiên.

7 điều làm nên danh tiếng nệm Kymdan

Ra đời từ năm 1954, sau 7 thập kỷ, Kymdan trở thành thương hiệu nệm cao su thiên nhiên lớn tại Việt Nam nhờ tập trung vào giá trị cốt lõi - chất lượng sản phẩm.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.