Sức khỏe - Đời sống

Bắc Ninh chính thức không còn là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau 1 đêm ngủ dậy: Cái tên thay thế rất đặc biệt!

Sau 1/7/2025, cả nước chính thức còn 34 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Có nhiều ĐVHC hình thành mới sau sắp xếp nên sẽ có nhiều thay đổi, mất đi những cái “duy nhất” hoặc có thêm những điều đặc biệt, mới mẻ và thú vị mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như chuyện: Đâu sẽ là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam? Liệu đó còn là Bắc Ninh (Bắc Bling - tên gọi nổi tiếng sau MV của Hoà Minzy) như khi cả nước còn 63 tỉnh thành hay không?

Bắc Ninh chính thức không còn là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau 1 đêm ngủ dậy: Cái tên thay thế rất đặc biệt!- Ảnh 1.

Một góc Hưng Yên về đêm. Ảnh: tỉnh Hưng Yên.

Thì câu trả lời là không.

Bắc Ninh đã chính thức mất ngôi vị tỉnh nhỏ nhất Việt Nam (822,7 km2) sau ngày 1/7 này, thay vào đó là là tỉnh Hưng Yên mới với 2.515km2 (sáp nhập hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình). Tỉnh Hưng Yên cũ có diện tích 930km2 còn tỉnh Thái Bình có diện tích gần 1.600km2, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Còn Bắc Ninh sau ngày 1/7 này là hợp nhất giữa tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, có diện tích 4.718,6km2.

Trở thành tỉnh nhỏ nhất Việt Nam, Hưng Yên cũng có nhiều sự thay đổi về những đặc điểm là “duy nhất” trước đó. Điển hình như nếu lúc cả nước 63 tỉnh thành thì Hưng Yên là tỉnh duy nhất của miền Bắc không có rừng, núi và biển thì nay khi hợp nhất với tỉnh Thái Bình, Hưng Yên đã có biển, rừng.

Và như thế, một điều thú vị được nhiều người phát hiện nữa là Hưng Yên và Thái Bình đều là tỉnh không có núi. Như vậy, sau khi Hưng Yên và Thái Bình "về chung nhà", lấy tên là tỉnh Hưng Yên - thì đây vẫn là một trong những tỉnh không có núi tại Việt Nam.

Bắc Ninh chính thức không còn là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau 1 đêm ngủ dậy: Cái tên thay thế rất đặc biệt!- Ảnh 2.
Bắc Ninh chính thức không còn là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau 1 đêm ngủ dậy: Cái tên thay thế rất đặc biệt!- Ảnh 3.

Hưng Yên được xem là "cái nôi" của vải trứng, với vùng trồng chính tập trung tại huyện Phù Cừ, nơi có cây vải tổ đã có tuổi đời gần 2 thế kỷ. Ảnh: Như Hoàn.

Một điều đặc biệt về mặt đặc sản nữa là sau khi sáp nhập tỉnh mới Hưng Yên sẽ sở hữu ít nhất 3 loại nước chấm "quốc hồn quốc túy", trong đó tương Bần là thứ nước chấm "tiến vua" và nước mắm Diêm Điền và mắm cáy Hồng Tiến.

Ngoài ra Hưng Yên vẫn là Hưng Yên được xem là "cái nôi" của vải trứng, đặc biệt - cây vải tổ nằm tại thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ có tuổi đời hơn 200 năm. Tại một số cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, vải trứng u hồng Phù Cừ (Hưng Yên) hiện có giá 185.000 - 190.000 đồng/kg, 1 thùng 5kg giá 880.000 - 920.000 đồng. Vải trứng hiếm, đắt vì độ ngon đặc biệt, và rất hiếm nơi trồng. Ngoài ra, số lượng vải không nhiều và đắt nên vải trứng u hồng thường được dành biếu tặng là chủ yếu.

Tuy nhiên, tỉnh mới sẽ có tiềm năng kinh tế tốt hơn, giữ vững phong độ nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn và là vựa lúa trọng điểm của cả nước.

Ngoài việc khám phá thêm kiến thức thú vị về các tỉnh thành, trào lưu chụp ảnh check-in bên những bảng tên địa phương kèm hashtag #TinhXuaTenCu cũng đang dần trở nên viral. Lý do là bởi sau ngày 1/7/2025, nhiều dấu ấn quen thuộc của từng vùng có thể sẽ được thay đổi hoặc biến mất dưới hình thức cũ.

Các tin khác

Mỹ nhân đẹp tới mức bị cắt vai

Mạnh Tử Nghĩa từng là hoa khôi Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Nhưng trong quá khứ, cô bị loại khỏi nhiều dự án vì quá đẹp, không có vai phù hợp.

7 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Vải thiều ngọt, thơm, giàu dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây sốt, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm với người tiểu đường, trẻ nhỏ, thai phụ.