Giáo dục

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào?

Tóm tắt:
  • Năm 1976, tỉnh Bình Dương và Bình Phước hợp nhất thành tỉnh Sông Bé.
  • Ngành chế biến gỗ của Bình Dương chiếm khoảng 14,6% tỷ trọng xuất khẩu.
  • Bình Phước có diện tích 6.873,56 km2, lớn thứ hai miền Nam.
  • Bình Dương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/tháng.
  • Lễ hội nổi tiếng nhất Bình Dương là lễ hội chùa Bà Thiên Hậu.
Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 1

1. Bình Dương, Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào?

  • A

    Minh Hải

  • B

    Cửu Long

  • C

    Sông Bé

    Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.
    Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc - lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn.
    Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một.
    Năm 1976, Quốc hội quyết định hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm 2 tỉnh Bình Long và Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé. Khi hợp nhất, tỉnh Sông Bé có 15 đơn vị hành chính gồm thị xã Thủ Dầu Một và 14 huyện: Bến Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Châu Thành, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Dĩ An, Đồng Xoài, Hớn Quản, Lái Thiêu, Lộc Ninh, Phú Giáo, Phước Bình, Tân Uyên.

  • D

    Hoàng Liên Sơn

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 2

2. Bình Dương nổi tiếng với ngành công nghiệp nào?

  • A

    Chế biến gỗ

    Ngành chế biến gỗ của Bình Dương là một trong những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh (chiếm khoảng 14,6%). Với thị trường xuất khẩu ổn định đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (trước suy thoái kinh tế 2008-2009 là 70 quốc gia và vùng lãnh thổ), có thể nói cơ hội phát triển cho ngành nghề này có nhiều triển vọng.
    Thực tế từ năm 2006 đến nay sản lượng và giá đều tăng, 9 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 932 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tháng 9-2010 đạt hơn 113 triệu USD. Thị trường lớn là châu Á (53%), Bắc Mỹ (22%), châu Âu (khoảng 11%). Trước cơ hội đầy tiềm năng và cũng nhiều thách thức như vậy ngành chế biến gỗ của tỉnh nhà phải vượt qua những khó khăn như thế nào để đứng vững và phát triển?

  • B

    Dệt may

  • C

    Khai thác dầu khí

  • D

    Đóng tàu

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 3

3. Bình Phước có diện tích lớn thứ mấy miền Nam?

  • A

    1

    Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh, Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.873,56 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia.
    Bình Phước có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện biên giới (Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh) tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum), với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ.
    Hiện, tỉnh Bình Phước quản lý 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng.

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 4

4. Bình Dương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thứ mấy cả nước?

  • A

    1

    Theo Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
    Trong khi đó, TP.HCM là 6,51 triệu đồng/người/tháng, Đồng Nai 6,57 triệu đồng và Hà Nội 6,86 triệu đồng/người/tháng.

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 5

5. Lễ hội nổi tiếng nhất Bình Dương tên gì?

  • A

    Lễ hội Chùa Bái Đính

  • B

    Lễ hội Đền Hùng

  • C

    Lễ hội Kate

  • D

    Chùa Bà Thiên Hậu

    Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, du khách ở các tỉnh xa tập trung về Miếu bà Thiên hậu Bình Dương để vía Bà. Lễ hội chùa Bà được diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc như: Phong tục đi chùa ngày Tết, Lễ cúng vía Bà, lễ rước cộ Bà… trở thành địa điểm du Xuân đặc sắc tại Bình Dương.

Bình Dương và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh nào? - 6

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Rùng mình "soi" hình xăm gia đình trên tay người mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Sau khi công an khởi tố, bắt tạm giam Tô Thị Ty Na (SN 1981, trú khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cộng đồng mạng xôn xao về hình xăm gia đình trên tay của nghi phạm sát hại con để trục lợi bảo hiểm này. Hình ảnh cộng đồng mạng "soi" được trên tài khoản facebook Ty Na đăng tải vào năm 2021 và năm 2022. Nhiều người cảm thấy rùng mình bởi kẻ máu lạnh sát hại con lại rêu rao về tình mẫu tử.