Xã Hội

Bố trí nhà công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh

Tóm tắt:
  • Sau sáp nhập, tỉnh được chọn làm trung tâm chính trị - hành chính phải đảm bảo nhà ở công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
  • Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết số 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025
  • Cán bộ, công chức TP Thủ Đức (TP
  • HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
  • (Ảnh: VGP)Liên quan đến việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết số 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.

Cán bộ, công chức TP Thủ Đức (TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. (Ảnh: VGP)

Cán bộ, công chức TP Thủ Đức (TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. (Ảnh: VGP)

Liên quan đến việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập quan tâm bố trí nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.

Về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, nghị quyết nêu rõ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo đơn vị hành chính như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quy định giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp có thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

Theo quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/8.

Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9.

Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, HĐND, UBND ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐND, UBND ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Nỗi khổ của nữ diễn viên cao 1,76 m

Với chiều cao 1,76 m, Lee Da Hee gặp khó khăn khi nhận vai vì khó tìm được bạn diễn nam có chiều cao xứng tầm. Cô cũng phải liên tục ăn kiêng để giữ vóc dáng không quá đồ sộ.