Xã Hội

Cán bộ không chuyên trách cấp xã lo nghỉ việc về già không có lương hưu

Mong được hỗ trợ tiếp tục đóng BHXH

Ông Lê Ngọc Châu (SN 1970), Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Trung Thành (huyện Nông Cống, Thanh Hoá) có 14 năm công tác với vai trò cán bộ không chuyên trách ở xã. Hiện tại ông kiêm nhiệm 2 chức danh, song lương tháng cũng chỉ hơn 4 triệu đồng.

Với mức thu nhập này, ông Châu không đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày, chưa nói đến chuyện tiết kiệm hay đóng bảo hiểm thêm cho đến khi đủ tuổi về hưu sau khi phải nghỉ việc trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy. 

Gia đình ông Châu có hai con, trong đó một cháu đang học lớp 12. Vợ ông làm công nhân tại một công ty tư nhân. Nguồn thu nhập chính của cả nhà trông vào đồng lương ít ỏi và vài sào ruộng của hai vợ chồng.

Ông chia sẻ, nói ra thì khó tin nhưng có tháng tiền lương còn không đủ đi đám hiếu, hỷ trong thôn, xã. Công việc vất vả, thu nhập không được bao nhiêu nhưng ông vẫn muốn cố làm cho đến khi đủ 20 năm công tác đóng BHXH để về già có lương hưu, có BHYT.

cán bộ không chuyên trách   Lê Anh Dũng.jpg
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Đứng trước nguy cơ phải nghỉ việc, ông Châu kiến nghị: “Nếu có thể, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cán bộ cơ sở được tiếp tục đóng bảo hiểm cho đến khi đủ năm hưởng lương hưu, hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Có như thế mới đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những người đã gắn bó nhiều năm với địa phương”.

Ông Lê Văn Diễn (SN 1981), hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thế Thắng (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), đã có gần 10 năm làm cán bộ không chuyên trách tại địa phương.

Dù kiêm nhiệm thêm công việc phát thanh viên xã, lương tháng của ông Diễn cũng chỉ hơn 4 triệu đồng, khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình.

Ông Diễn chia sẻ, dù mức lương khiêm tốn nhưng vì trách nhiệm với địa phương và mong muốn được tiếp tục đóng BHXH để sau này có lương hưu, ông vẫn cố gắng gắn bó với công việc.

Để cải thiện thu nhập, ông Diễn còn tranh thủ làm thêm nghề thợ điện tự do, nhưng công việc này bấp bênh, phụ thuộc vào thời vụ và sức khỏe. Trong hoàn cảnh như vậy ông lại đối diện khả năng phải nghỉ việc sớm, không chỉ mất nguồn thu mà còn có thể gián đoạn quá trình đóng BHXH.

Ông Diễn bày tỏ mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở sau khi nghỉ việc, đặc biệt là cho phép tiếp tục đóng BHXH hoặc được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. 

“Chúng tôi chỉ mong tiếp tục được đóng BHXH để khi về già không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”, ông Diễn nói.

Đề xuất tăng mức trợ cấp, hỗ trợ chuyển đổi nghề

Theo Nghị định số 29/2023 của Chính phủ, mức trợ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã là 0,5 tháng phụ cấp đang hưởng cho mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp. Mức hỗ trợ này được cho là quá thấp, gây khó khăn trong việc ổn định cuộc sống sau khi nghỉ việc. 

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nội vụ đã đề nghị các địa phương nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư, bao gồm việc hỗ trợ đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp và bảo lưu thời gian đóng BHXH để người lao động có thể đóng nối tiếp khi có điều kiện.

Mới đây, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) kiến nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo Luật Cán bộ, công chức và các bộ, ngành có liên quan xem xét nâng mức hỗ trợ một lần lên ít nhất 2 tháng phụ cấp đang hưởng.

Bên cạnh đó, ông đề xuất bổ sung chính sách đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có nhu cầu làm việc ngoài khu vực công, cũng như hỗ trợ tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hoặc bảo lưu thời gian đóng để nối tiếp sau này. 

Ông Bình cũng đề xuất xem xét bố trí lại lực lượng này vào các tổ chức chính trị - xã hội, tổ dân phố, hợp tác xã… nếu có nhu cầu và chỉ tiêu phù hợp.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cũng đề nghị Bộ Nội vụ sớm tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định, hỗ trợ thêm chế độ mỗi một năm công tác bằng 3 tháng nhân với 2 lần mức trợ cấp hiện hưởng, thời gian tối đa không quá 60 tháng. 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/7) mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, trọng tâm là Đông Bắc Bộ. Chiều nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo đợt. Dự báo trong ngày 2/7 và sáng sớm 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay cũng có mưa dông vào chiều tối.

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Trong bối cảnh thị trường thế giới ngày càng biến động, khó dự báo, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp nhà nước và với các doanh nghiệp tư nhân trở thành yếu tố sống còn. Thực hiện vai trò tiên phong, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam bứt phá và vững bước hội nhập.

Giá vàng tiếp tục giảm?

Sáng nay (30/6), giá vàng thế giới tiếp tục giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Nhiều ý kiến cho rằng giá vàng trong nước có thể giảm theo giá thế giới nhưng không đáng kể.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Từ hôm nay đến trưa 3/7, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác theo từng đợt, cục bộ có mưa to đến rất to. Từ ngày 4/7, ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào rải rác, vùng núi có thể xuất hiện mưa to. Chiều tối nay (30/6), nhiều khu vực khác trên cả nước cũng đón mưa dông.

Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo có phong trào thi đua khuyến khích sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị cao về những điển hình tiên tiến, những "nhân chứng" của lịch sử cách mạng; phát động phong trào về toàn dân thi đua làm giàu.

Biển người đổ về sân Mỹ Đình

G-Dragon trở lại Việt Nam với vai trò nghệ sĩ solo, biểu diễn tại đại nhạc hội K-Star Spark in Vietnam 2025 tối 21/6 ở sân Mỹ Đình. Hàng nghìn fan đổ về sự kiện, diện trang phục cá tính và mang theo lightstick cổ vũ thần tượng, bất chấp thời tiết có thể mưa lớn.