Kinh tế

Chính phủ đề xuất Thủ tướng được quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân

Tóm tắt:
  • Chính phủ đề xuất Thủ tướng được quyết định đầu tư nhà máy điện hạt nhân thay vì Quốc hội như hiện hành.
  • Luật Năng lượng nguyên tử 2008 bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp phát triển khoa học và công nghệ hạt nhân.
  • Dự thảo luật mới nhấn mạnh an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân và phân cấp quản lý Nhà nước rõ ràng hơn.
  • Luật sửa đổi thúc đẩy xã hội hóa, ưu đãi đầu tư và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu năng lượng nguyên tử.
  • Cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định phê duyệt thiết kế nhà máy hạt nhân đảm bảo an toàn và tuân thủ tiêu chuẩn IAEA.

Chiều 5/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: quochoi.vn)

Phó Thủ tướng cho biết, sau 17 năm triển khai thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 bộc lộ bất cập, hạn chế.

Theo đó, Luật hiện hành chưa đáp ứng hoặc theo kịp sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ; quy định về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân và quản lý Nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu chưa toàn diện, đầy đủ...

Vì vậy, Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật sửa đổi bám sát 4 chính sách đã được Chính phủ nhất trí, đó là thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước.

Tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân; ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Đáng chú ý, theo Phó Thủ tướng, trong dự thảo Luật đã tăng phân cấp, phân quyền.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng, thay vì Quốc hội như theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công hiện hành.

Dự thảo Luật lần này cũng bổ sung chính sách về xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử, bức xạ được hưởng chính sách ưu đãi, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp, tổ chức được khuyến khích thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Dự thảo Luật cho phép đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cơ sở tiến hành công việc bức xạ; vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân Việt Nam được hợp tác với tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế thành lập các phòng thí nghiệm chung; thuê, cho thuê tài sản và sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết; tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. (Ảnh: quochoi.vn)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với quan điểm xây dựng dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) như đề xuất của Chính phủ.

Về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, cơ quan thẩm tra nhất trí với sự cần thiết và nội dung thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng cần cân nhắc kỹ đến khả năng bảo đảm an toàn của cá nhân, tổ chức khi đầu tư, thành lập cơ sở tiến hành công việc bức xạ, cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ.

Về an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân, theo cơ quan thẩm tra, cần bổ sung quy định việc phê duyệt thiết kế đối với nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Điều 30 của dự thảo Luật.

Theo đó, thiết kế nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được cơ quan pháp quy hạt nhân của nước đối tác thẩm định và phê duyệt, trong đó có tính đến các yêu cầu đặc thù của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trường hợp nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu do các cơ quan chuyên môn của Việt Nam tự thiết kế thì cần bổ sung quy định về việc tuân thủ yêu cầu về an toàn và an ninh hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Các tin khác

Dự kiến kiểm định khí thải ô tô từ 1/1/2026

Theo dự thảo Quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng, ô tô sản xuất từ năm 2017 sẽ kiểm định khí thải từ 1/1/2026, ô tô cũ hơn kiểm định ngay khi quy định này có hiệu lực.

Khám phá các gói cước MyTV mới nhất dành cho khách hàng mạng VNPT

Bên cạnh các gói combo Internet-Truyền hình MyTV, khách hàng của VNPT có nhiều lựa chọn mới với các gói cước Truyền hình MyTV. Các gói cước với đa dạng chính sách về kênh và nội dung cùng mức giá hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng.

VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Sau vài phiên giảm, giá kim loại quý đảo chiều tăng hơn 90 USD một ounce trong phiên giao dịch đầu tuần.

Novaland chi nghìn tỷ mua khu du lịch dù đang nợ đầm đìa

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.