Thế giới

Cuộc đời Giáo hoàng Francis qua ảnh

Tóm tắt:
  • Giáo hoàng Francis - người đã định hình lại Giáo hội Công giáo - qua đời ngày 21/4, hưởng thọ 88 tuổi
  • Ông là giáo hoàng Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử và là người đầu tiên đến từ Châu Mỹ
  • Ông chọn tên Francis để vinh danh Thánh Francis thành Assisi, người được các tín đồ Công giáo tôn kính vì nỗ lực giúp đỡ người nghèo
  • Giáo hoàng Francis (trái) sinh ngày 17/12/1936, tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, là con cả của ông Mario và bà Regina Bergoglio, những người Ý nhập cư vào Argentina
  • (Ảnh: Gia đình cung cấp) Giáo hoàng khi còn nhỏ

Giáo hoàng Francis (trái) sinh ngày 17/12/1936, tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, là con cả của ông Mario và bà Regina Bergoglio, những người Ý nhập cư vào Argentina. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Giáo hoàng Francis (trái) sinh ngày 17/12/1936, tên khai sinh Jorge Mario Bergoglio, là con cả của ông Mario và bà Regina Bergoglio, những người Ý nhập cư vào Argentina. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Giáo hoàng khi còn nhỏ. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Giáo hoàng khi còn nhỏ. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Giáo hoàng với cha mẹ năm 1958. Ở trường trung học, ông theo học ngành kỹ thuật hóa học. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Giáo hoàng với cha mẹ năm 1958. Ở trường trung học, ông theo học ngành kỹ thuật hóa học. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Ông được thụ phong linh mục vào năm 1969. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Ông được thụ phong linh mục vào năm 1969. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

Ông chụp ảnh trong một cuộc rước lễ Phục sinh năm 2000. Vài năm trước đó, ông đã trở thành tổng giám mục Buenos Aires (Argentina). Năm 2001, ông được Giáo hoàng John Paul II phong làm hồng y. (Ảnh: AP)

Ông chụp ảnh trong một cuộc rước lễ Phục sinh năm 2000. Vài năm trước đó, ông đã trở thành tổng giám mục Buenos Aires (Argentina). Năm 2001, ông được Giáo hoàng John Paul II phong làm hồng y. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng rửa chân cho một phụ nữ tại một bệnh viện phụ sản ở Buenos Aires năm 2005. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng rửa chân cho một phụ nữ tại một bệnh viện phụ sản ở Buenos Aires năm 2005. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng đi phương tiện công cộng trước khi cử hành Thánh lễ ở Buenos Aires năm 2008. Khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, ông thường đi xe buýt đi làm và tự nấu ăn. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng đi phương tiện công cộng trước khi cử hành Thánh lễ ở Buenos Aires năm 2008. Khi còn là Tổng giám mục Buenos Aires, ông thường đi xe buýt đi làm và tự nấu ăn. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng cử hành Thánh lễ bên ngoài một nhà thờ ở Buenos Aires năm 2009. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng cử hành Thánh lễ bên ngoài một nhà thờ ở Buenos Aires năm 2009. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng vẫy tay chào đám đông từ ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter sau khi trở thành giáo hoàng thứ 266 vào ngày 13/3/2013. Người tiền nhiệm của ông - Giáo hoàng Benedict XVI - đã tuyên bố nghỉ hưu một tháng trước đó, với lý do tuổi cao. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng vẫy tay chào đám đông từ ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter sau khi trở thành giáo hoàng thứ 266 vào ngày 13/3/2013. Người tiền nhiệm của ông - Giáo hoàng Benedict XVI - đã tuyên bố nghỉ hưu một tháng trước đó, với lý do tuổi cao. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng trả lời các câu hỏi của phóng viên khi trở về từ chuyến đi đến Brazil vào tháng 7/2013. Trong cuộc họp báo bất ngờ, giáo hoàng cho biết ông sẽ không "phán xét" người đồng tính nam và đồng tính nữ, bao gồm cả các linh mục đồng tính. "Nếu có một người đồng tính và anh ta tìm đến Chúa với sự thiện chí, thì tôi là ai mà có quyền phán xét họ?”, ông nói. Nhiều người coi tuyên bố này là sự mở đầu cho một kỷ nguyên khoan dung hơn trong Giáo hội Công giáo. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng trả lời các câu hỏi của phóng viên khi trở về từ chuyến đi đến Brazil vào tháng 7/2013. Trong cuộc họp báo bất ngờ, giáo hoàng cho biết ông sẽ không "phán xét" người đồng tính nam và đồng tính nữ, bao gồm cả các linh mục đồng tính. "Nếu có một người đồng tính và anh ta tìm đến Chúa với sự thiện chí, thì tôi là ai mà có quyền phán xét họ?”, ông nói. Nhiều người coi tuyên bố này là sự mở đầu cho một kỷ nguyên khoan dung hơn trong Giáo hội Công giáo. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2013. (Ảnh: Tạp chí Time)

Giáo hoàng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2013. (Ảnh: Tạp chí Time)

Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng thân Philip diện kiến ​​Giáo hoàng trong chuyến thăm một ngày tới Rome vào tháng 4/2014 (Ảnh: Getty Images)

Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng thân Philip diện kiến ​​Giáo hoàng trong chuyến thăm một ngày tới Rome vào tháng 4/2014 (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng ký sổ lưu bút trong khi gặp gỡ các giám mục tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng 8/2014. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng ký sổ lưu bút trong khi gặp gỡ các giám mục tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng 8/2014. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng hôn trán một bé gái trong buổi tiếp kiến ​​đặc biệt tại Vatican vào tháng 11/2014. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng hôn trán một bé gái trong buổi tiếp kiến ​​đặc biệt tại Vatican vào tháng 11/2014. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng thổi nến mừng sinh nhật tuổi 78 vào tháng 12/2014. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng thổi nến mừng sinh nhật tuổi 78 vào tháng 12/2014. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng bắt tay cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro vào tháng 9/2015. Trong chuyến thăm Cuba, giáo hoàng đã ca ngợi không khí hòa giải giữa Cuba và Mỹ. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng bắt tay cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro vào tháng 9/2015. Trong chuyến thăm Cuba, giáo hoàng đã ca ngợi không khí hòa giải giữa Cuba và Mỹ. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng đi cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama trước cuộc họp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng vào tháng 9/2015. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của giáo hoàng. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng đi cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama trước cuộc họp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng vào tháng 9/2015. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của giáo hoàng. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng vẫy tay chào đám đông từ Điện Capitol (Mỹ) tháng 9/2015. (Ảnh: New York Times)

Giáo hoàng vẫy tay chào đám đông từ Điện Capitol (Mỹ) tháng 9/2015. (Ảnh: New York Times)

Giáo hoàng phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2015. Trong bài phát biểu của mình, ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới áp dụng các giải pháp cụ thể để chống lại tình trạng nghèo đói và sự tàn phá môi trường. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2015. Trong bài phát biểu của mình, ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới áp dụng các giải pháp cụ thể để chống lại tình trạng nghèo đói và sự tàn phá môi trường. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng thử đội chiếc mũ rộng vành truyền thống mà ngài nhận được từ một nhà báo Mexico khi đang trên chuyến bay đến đất nước này vào tháng 2/2016. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng thử đội chiếc mũ rộng vành truyền thống mà ngài nhận được từ một nhà báo Mexico khi đang trên chuyến bay đến đất nước này vào tháng 2/2016. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng gặp gỡ những người di cư tại trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp vào tháng 4/2016. Ông đã nhận được sự chào đón đầy cảm xúc trong chuyến thăm, khi ông thể hiện sự đoàn kết với những người di cư chạy trốn chiến tranh và đói nghèo. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng gặp gỡ những người di cư tại trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp vào tháng 4/2016. Ông đã nhận được sự chào đón đầy cảm xúc trong chuyến thăm, khi ông thể hiện sự đoàn kết với những người di cư chạy trốn chiến tranh và đói nghèo. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng đứng cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và gia đình trong buổi tiếp kiến ​​riêng tại Vatican vào tháng 5/2017. Đi cùng Tổng thống Mỹ là vợ ông, Melania, và con gái ông, Ivanka. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng đứng cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump và gia đình trong buổi tiếp kiến ​​riêng tại Vatican vào tháng 5/2017. Đi cùng Tổng thống Mỹ là vợ ông, Melania, và con gái ông, Ivanka. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng nói chuyện với phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào tháng 10/2017. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng nói chuyện với phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào tháng 10/2017. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng được một nhóm nữ tu chào đón tại Vatican vào tháng 8/2018. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng được một nhóm nữ tu chào đón tại Vatican vào tháng 8/2018. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin và phái đoàn vào tháng 7/2019. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin và phái đoàn vào tháng 7/2019. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng có bài phát biểu trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo tôn giáo tại một trường đại học ở Bangkok (Thái Lan), vào tháng 11/2019. Thái Lan là điểm khởi đầu cho chuyến công du châu Á kéo dài bảy ngày của giáo hoàng, trong đó ông cũng đến thăm Nhật Bản. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng có bài phát biểu trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo tôn giáo tại một trường đại học ở Bangkok (Thái Lan), vào tháng 11/2019. Thái Lan là điểm khởi đầu cho chuyến công du châu Á kéo dài bảy ngày của giáo hoàng, trong đó ông cũng đến thăm Nhật Bản. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng ban phước lành từ cửa sổ thư viện riêng của ông vào tháng 3/2020. Quảng trường Thánh Peter thường đông nghịt hàng chục nghìn du khách, nhưng Vatican lúc này đã bị phong tỏa vì đại dịch COVID-19. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng ban phước lành từ cửa sổ thư viện riêng của ông vào tháng 3/2020. Quảng trường Thánh Peter thường đông nghịt hàng chục nghìn du khách, nhưng Vatican lúc này đã bị phong tỏa vì đại dịch COVID-19. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng bắt tay một người đàn ông hóa trang thành Người Nhện khi đến thăm các tín đồ tại Vatican vào tháng 6/2021. Người đàn ông đeo mặt nạ, làm việc với trẻ em bị bệnh tại bệnh viện, cũng đã tặng một chiếc mặt nạ Người Nhện cho giáo hoàng. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng bắt tay một người đàn ông hóa trang thành Người Nhện khi đến thăm các tín đồ tại Vatican vào tháng 6/2021. Người đàn ông đeo mặt nạ, làm việc với trẻ em bị bệnh tại bệnh viện, cũng đã tặng một chiếc mặt nạ Người Nhện cho giáo hoàng. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng cầm một lá cờ được mang đến từ Bucha (Ukraine) trong một buổi tiếp kiến tại Vatican vào tháng 4/2022. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng cầm một lá cờ được mang đến từ Bucha (Ukraine) trong một buổi tiếp kiến tại Vatican vào tháng 4/2022. (Ảnh: AP)

Tháng 4/2023, giáo hoàng xuất viện sau khi được điều trị viêm phế quản. Trong ảnh, giáo hoàng an ủi Serena Subania, người phụ nữ có con gái 5 tuổi vừa qua đời. (Ảnh: AP)

Tháng 4/2023, giáo hoàng xuất viện sau khi được điều trị viêm phế quản. Trong ảnh, giáo hoàng an ủi Serena Subania, người phụ nữ có con gái 5 tuổi vừa qua đời. (Ảnh: AP)

Giáo hoàng gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Vatican vào tháng 5/2023. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa ông Zelensky và giáo hoàng kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022. Giáo hoàng đã lên tiếng ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Vatican vào tháng 5/2023. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa ông Zelensky và giáo hoàng kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022. Giáo hoàng đã lên tiếng ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng chào một em nhỏ trong lễ đón tại Ulaanbaatar (Mông Cổ) vào tháng 9/2023. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng chào một em nhỏ trong lễ đón tại Ulaanbaatar (Mông Cổ) vào tháng 9/2023. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng Francis tham gia phiên làm việc về trí tuệ nhân tạo tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần Bari (Ý), vào tháng 6/2024. Ông là giáo hoàng đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh, và quyết tâm sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để cố gắng đảm bảo rằng sự phát triển của AI sẽ chỉ phục vụ nhân loại và không biến thành quái vật Frankenstein của thế kỷ 21. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng Francis tham gia phiên làm việc về trí tuệ nhân tạo tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần Bari (Ý), vào tháng 6/2024. Ông là giáo hoàng đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh, và quyết tâm sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để cố gắng đảm bảo rằng sự phát triển của AI sẽ chỉ phục vụ nhân loại và không biến thành quái vật Frankenstein của thế kỷ 21. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Slovakia Robert Fico gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican vào tháng 2/2025. Sau đó cùng ngày, giáo hoàng được đưa đến một bệnh viện ở Rome. Các bác sĩ cho biết ông bị viêm ở cả hai bên phổi. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Slovakia Robert Fico gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican vào tháng 2/2025. Sau đó cùng ngày, giáo hoàng được đưa đến một bệnh viện ở Rome. Các bác sĩ cho biết ông bị viêm ở cả hai bên phổi. (Ảnh: Reuters)

Tháng 3/2025, Vatican đã công bố bức ảnh đầu tiên của giáo hoàng sau khi ông nhập viện. Bức ảnh được chụp bên trong nhà nguyện của Bệnh viện Gemelli ở Rome. (Ảnh: Văn phòng Báo chí Vatican)

Tháng 3/2025, Vatican đã công bố bức ảnh đầu tiên của giáo hoàng sau khi ông nhập viện. Bức ảnh được chụp bên trong nhà nguyện của Bệnh viện Gemelli ở Rome. (Ảnh: Văn phòng Báo chí Vatican)

Giáo hoàng Francis xuất hiện trước công chúng khi xuất viện vào tháng 3/2025. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng Francis xuất hiện trước công chúng khi xuất viện vào tháng 3/2025. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance ngày 20/4 tại Vatican. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance ngày 20/4 tại Vatican. (Ảnh: Reuters)

Giáo hoàng tham dự Thánh lễ Phục sinh và ban phước lành "Urbi et Orbi" truyền thống từ Quảng trường Thánh Peter ngày 20/4. Một ngày sau, ông qua đời. (Ảnh: Getty Images)

Giáo hoàng tham dự Thánh lễ Phục sinh và ban phước lành "Urbi et Orbi" truyền thống từ Quảng trường Thánh Peter ngày 20/4. Một ngày sau, ông qua đời. (Ảnh: Getty Images)

Các tin khác

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình" từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7

Tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH.

6 thói quen âm thầm làm giảm tuổi thọ

Thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ, căng thẳng, mất ngủ, ăn quá muộn vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh gây tử vong sớm.

Thủ đoạn lừa đảo mới bằng quét mã QR: Hơn 180 triệu chủ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam chú ý để tránh mất tiền, mất luôn tài khoản

Hiện Việt Nam có khoảng 180 triệu tài khoản ngân hàng và 138 triệu thẻ ngân hàng. Hình thức quét mã QR để thanh toán ngày càng trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, công nghệ này nhưng cũng đang được các nhóm tội phạm mạng lợi dụng khai thác để tạo ra mã QR độc hại để lừa đảo, các chủ tài khoản cần chú ý.

Ukraine đứng trước bài toán định mệnh

Ukraine đang chịu áp lực trong tuần này phải phản hồi một loạt ý tưởng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga, bao gồm khả năng Washington công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và không để Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).