Sức khỏe - Đời sống

Đề xuất cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ em dưới 15 tuổi, trẻ từ 11 tuổi sử dụng điện thoại không kết nối internet

Trước tình trạng gia tăng các vụ bạo lực liên quan đến trẻ em có liên quan tới mạng xã hội, nhiều nước châu Âu đang đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ vị thành niên.

Tại Pháp, hai nghị sĩ Quốc hội đã đề xuất một dự luật cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ em dưới 15 tuổi.

Tờ Le Figaro dẫn lời một trong hai nghị sĩ cho rằng điện thoại thông minh giống như “một quả bom hẹn giờ”, có thể phá hoại mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung và làm suy yếu lòng tự trọng. Theo họ, việc trao cho trẻ em một chiếc điện thoại thông minh cũng nguy hiểm không kém như đưa cho trẻ một cốc rượu hay một điếu thuốc lá.

Pháp đề xuất cấm bán điện thoại thông minh cho trẻ em dưới 15 tuổi

Trước đó, trên mạng xã hội X vào 10/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cấm trẻ dưới 15 tuổi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, cho rằng các công ty công nghệ có thể và cần phải xác minh độ tuổi người dùng. Ông cũng tuyên bố nếu Liên minh châu Âu (EU) không đạt được tiến triển trong vài tháng tới, Pháp sẽ đơn phương thực hiện lệnh cấm.

Đề xuất của Pháp nhận được sự ủng hộ từ Tây Ban Nha và Hy Lạp - các quốc gia đi đầu trong kêu gọi EU hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ vị thành niên. Trẻ em sẽ không thể truy cập mạng xã hội mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Hy Lạp cho biết mục tiêu của họ là bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro khi sử dụng Internet quá nhiều. Đề xuất không nêu rõ độ tuổi nào trưởng thành trên mạng nên bắt đầu, nhưng Bộ trưởng Papastergiou cho hay các nền tảng nên biết độ tuổi thực của người dùng “để không cung cấp nội dung không phù hợp cho trẻ vị thành niên”.

Tại Đức, tờ Die Welt cho biết các chiến dịch truyền thông nhằm khuyên trẻ giảm sử dụng mạng xã hội và giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử dường như không đạt hiệu quả. Một ủy ban tư vấn đã đề xuất khuyến nghị cụ thể: không để trẻ dưới 3 tuổi tiếp xúc với màn hình; chỉ cho phép sử dụng điện thoại không kết nối internet từ 11 tuổi; chỉ nên sử dụng mạng xã hội phi thương mại từ 13 tuổi; và từ 18 tuổi mới nên tiếp cận các nền tảng mạng xã hội mang tính thương mại.

Tại Ireland, tờ Irish Independent trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp tiếp cận điện thoại thông minh sớm hơn và sử dụng mạng xã hội phổ biến hơn so với trẻ trong các gia đình khá giả. Cụ thể, tỷ lệ trẻ dưới 8 tuổi có điện thoại ở khu dân cư bình dân cao gấp đôi so với khu vực khá giả. Cứ 10 trẻ em ở gia đình nghèo thì có đến 9 em sở hữu tài khoản mạng xã hội, trong khi con số này ở nhóm khá giả chỉ là 7 em.

Điện thoại thông minh giống như “một quả bom hẹn giờ”

Những số liệu và cảnh báo nêu trên đang đặt ra nhiều tranh luận tại châu Âu về việc cần hay không nên luật hóa các giới hạn sử dụng điện thoại thông minh đối với trẻ em.

Động thái Pháp cấm trẻ em tiếp xúc mạng xã hội trở nên mạnh mẽ hơn sau vụ việc một học sinh 14 tuổi đã dùng dao tấn công trợ giảng tại một trường trung học ở miền Đông nước này.

Vụ việc xảy ra ngày 10/6 tại một trường học tại thị trấn Nogent, khi nạn nhân, một trợ giảng 31 tuổi, bị đâm trong lúc đang kiểm tra túi xách học sinh. Nghi phạm đã bị bắt ngay sau đó.

Ngoài cấm điện thoại và mạng xã hội, Thủ tướng Pháp François Bayrou thông báo lệnh cấm bán dao cho trẻ chưa đủ tuổi. Ông nhấn mạnh lệnh cấm sẽ áp dụng với "bất kỳ loại dao nào có thể được sử dụng làm vũ khí".

Ông Bayrou cũng đề xuất thử nghiệm triển khai máy dò kim loại trong các trường học nhằm phát hiện và ngăn chặn học sinh mang theo vũ khí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục Elisabeth Borne lưu ý rằng thiết bị này có thể không phát hiện được một số loại dao bằng gốm. Bà khẳng định sẵn sàng xem xét mọi giải pháp để cải thiện an toàn học đường.


 (Tổng hợp)

Các tin khác

Morinaga - Niềm tin vững chắc từ hành trình 108 năm

Giữa ‘cơn bão’ sản phẩm không rõ nguồn gốc và thông tin nhiễu loạn, khi mọi tiêu chí lựa chọn sản phẩm an toàn cho con đều trở nên mơ hồ, thì bề dày lịch sử 108 năm của thương hiệu Morinaga - Nhật Bản chính là bảo chứng đanh thép cho niềm tin vào một sản phẩm chất lượng ưu việt.

Tuấn Tú gặp nguy hiểm

Diễn viên Tuấn Tú khẳng định "Đường thư" đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của anh. Để hóa thân thành chiến sĩ quân bưu anh phải bôi đất cát lên người để phục vụ cho vai diễn. Anh cũng kể lại trải nghiệm nguy hiểm trong quá trình quay phim.

Tóc Tiên và Hoàng Touliver mỗi người một nơi

Sáng đầu tuần, trong khi Tóc Tiên đang bận rộn tại Nhật Bản để tham dự sự kiện của nhà mốt Louis Vuitton, Hoàng Touliver lại chia sẻ khoảnh khắc an yên bên “boss” mèo thân thiết ở nhà.

Tiềm năng của nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Nhận thức ngày càng cao của người dân về rủi ro sức khỏe và tài chính khiến nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ được xem là một trong những công việc có sức hút lớn trong thời gian tới, nhất là khi thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua giai đoạn chuyển đổi và đang trên đà phát triển.