Sức khỏe - Đời sống

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng

Tóm tắt:
  • Các vua Hùng có tuổi thọ từ 300 đến 420 năm, vượt xa khả năng sinh học của con người.
  • Triều đại Hùng Vương là vương triều đầu tiên của người Việt, tồn tại từ thiên niên kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
  • Cuốn "Ngọc phả Hùng Vương" ghi chép chi tiết về vương hiệu, công tích và tuổi thọ của 18 đời vua Hùng.
  • Tuổi thọ kỳ lạ của các vua Hùng khiến nhiều người nghi ngờ, so với tuổi thọ trung bình của vua chúa Việt Nam chỉ khoảng 44,2 năm.
  • Một số nhà sử học cho rằng 18 đời vua Hùng có thể là 18 chi, phản ánh sự tôn kính và lý tưởng hóa của người xưa.

Triều đại Hùng Vương, được xem là vương triều đầu tiên của người Việt, luôn chứa đựng nhiều điều kỳ bí và hấp dẫn đối với những người yêu thích lịch sử. Dù còn thiếu thông tin chi tiết xác thực về triều Hùng, các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một triều đại có thật trong lịch sử, tồn tại từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Một trong những tài liệu cổ xưa chứa đựng nhiều thông tin về triều đại này là cuốn "Ngọc phả Hùng Vương", được Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470, dưới triều đại vua Lê Thánh Tông).

Cuốn "Ngọc phả Hùng Vương" với 21 tờ, 42 trang chữ Hán và gần 10.000 chữ đã ghi chép rõ ràng về vương hiệu, công tích, tuổi thọ và số năm trị vì của từng đời vua Hùng. Theo tài liệu này, ngôi báu của Hùng Vương đã trải qua 18 đời, bắt đầu từ Kinh Dương Vương. Đáng chú ý là những con số kỳ lạ về tuổi thọ và thời gian trị vì của các vị vua Hùng.

Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên, được cho là trị vì 215 năm và thọ 260 tuổi. Con trai của ngài, Lạc Long Quân, người có tuổi thọ cao nhất trong các truyền thuyết, sống thọ tới 420 tuổi và giữ ngai vàng suốt 400 năm. Những con số này dường như vượt xa khả năng sinh học của con người.

Vua Hùng thứ ba là Hùng Quốc Vương, có tuổi thọ bằng ông nội ông, cũng thọ 260 tuổi và trị vì 221 năm. Tiếp theo là Hùng Việp Vương, người mà tài liệu không ghi lại tuổi thọ cụ thể, nhưng chỉ ra ngài trị vì 300 năm – một con số đủ để khiến ngài vượt qua cả Bành Tổ trong truyền thuyết Trung Hoa về tuổi thọ.

Trong danh sách dài những vị vua sống lâu, Hùng Huy Vương (đời thứ 6) có tuổi thọ khiêm tốn nhất, chỉ 100 năm, và trị vì 87 năm. Con trai ngài, Lang Liêu, được biết đến với hiệu Hùng Chiêu Vương, đã cai trị đất nước Văn Lang trong 200 năm.

Không phải tất cả các vị vua Hùng đều được ghi lại tuổi thọ cụ thể, nhưng hầu hết đều được mô tả là có thời gian trị vì kéo dài hoặc xấp xỉ một thế kỷ.

Các vị vua khác không được nêu rõ tuổi thọ, nhưng thời gian trị vì cũng trên dưới 1 thế kỷ:

Đời thứ 8: Hùng Vĩ Vương, ở ngôi được 100 năm.

Đời thứ 9: Hùng Định Vương ở ngôi 80 năm.

Đời thứ 10: Hùng Uy Vương ở ngôi 90 năm.

Đời thứ 11: Hùng Trinh Vương ở ngôi 170 năm.

Đời thứ 12: Hùng Vũ Vương ở ngôi 96 năm.

Đời thứ 13: Hùng Việt Vương ở ngôi 105 năm.

Đời thứ 14: Hùng Anh Vương ở ngôi 99 năm.

Đời thứ 15: Hùng Triều Vương ở ngôi 94 năm.

Đời thứ 16: Hùng Tạo Vương ở ngôi 92 năm.

Đời thứ 17: Hùng Nghị Vương ở ngôi 160 năm.

Đời thứ 18: Hùng Tuyền Vương ở ngôi 115 năm.

Công trình tượng Quốc tổ và 18 Vua Hùng ở Gia Lai. (Ảnh: VietKings)

Công trình tượng Quốc tổ và 18 Vua Hùng ở Gia Lai. (Ảnh: VietKings)

Tuổi thọ của các vua Hùng khiến nhiều người cảm thấy rất kỳ lạ, vì tuổi thọ trung bình của con người sống cách đây hàng nghìn năm rất thấp. Ngay cả các vua chúa thời phong kiến về sau được ghi chép trong chính sử cũng có tuổi thọ rất khiêm tốn. Một nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của các vua chúa Việt Nam là 44,2 năm, chỉ 12% số vua chúa sống qua tuổi 60.

Về tuổi thọ mấy trăm năm của các vua Hùng, sử gia Ngô Thì Sĩ từng đặt câu hỏi trong cuốn Việt Sử tiêu án viết năm 1775: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được".

Một quan điểm đang được nhiều nhà sử học tạm chấp nhận là 18 đời vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này lại có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng con số 18 chỉ mang tính tượng trưng ước lệ vì nó là bội số của 9 - con số thiêng đối với người Việt; 18 đời vua có nghĩa là rất nhiều đời vua Hùng thay nhau trị vì.

Thực tế, khi tìm hiểu về các vị vua trong truyền thuyết, chúng ta không nên "đo đếm" bằng các số liệu thống kê chính xác. Chuyện các vị vua, các vị thủ lĩnh thời cổ đại được gán tuổi thọ "không tưởng" là khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Chẳng hạn, trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, cả ba vị vua huyền thoại (thường gọi là Tam Hoàng) đều có tuổi thọ siêu trường. Phục Hy ở ngôi 115 năm (có sách chép 121 năm), Thần Nông làm vua 140 năm, còn Hoàng Đế (Hiên Viên) thọ 113 tuổi, làm vua 99 năm.

Việc vua Hùng được cho là sống lâu đến vậy có thể phản ánh cách người xưa tôn kính và lý tưởng hóa trí tuệ cũng như quyền lực của những người sáng lập, hơn là dựa trên sự thật lịch sử. Đây không chỉ là sự thể hiện lòng ngưỡng mộ mà còn thể hiện cách truyền thống và văn hóa dân gian tạo dựng nên các biểu tượng lâu đời và vững bền cho các thế hệ sau này.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4. Từ 12/4, miền Bắc có thể đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, ngày nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

NSND Tự Long khóc khi nói về Soobin Hoàng Sơn

Soobin Hoàng Sơn công bố nhiều cột mốc quan trọng trong sự nghiệp tại fanmeeting ở Hà Nội tối 6/4. NSND Tự Long góp mặt, không giấu được sự xúc động khi chia sẻ về đàn em.

Người trẻ nghiện mạng xã hội

Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) vừa được Q&Me phát hành, bạn trẻ trong nhóm tuổi từ 18-29 tuổi, đa phần (31%) dành 2-3 giờ mỗi ngày cho mạng xã hội, 20% sử dụng mạng xã hội trong 3-4 giờ mỗi ngày, 19% cho biết họ đang tiêu thụ các nội dung trên mạng xã hội trong hơn 5 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, thời lượng dành cho các nền tảng truyền thông xã hội đặc biệt cao ở những người trong độ tuổi 20.

Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi giải thể cấp huyện, cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Động lực nào thúc đẩy GDP quý I tăng cao nhất trong 6 năm qua?

GDP quý I năm nay ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm.