Sức khỏe - Đời sống

Đóng 1 tỷ tiền bảo hiểm suốt 10 năm, đến hạn rút tiền thì nhân viên thông báo: Chị phải đợi 65 năm nữa

Tóm tắt:
  • Chị Trương mua bảo hiểm nhân thọ cho con với hy vọng tiết kiệm và bảo vệ tài chính.
  • Sau 10 năm, chị không thể rút tiền như mong đợi do hợp đồng 75 năm.
  • Công ty bảo hiểm chỉ hoàn trả giá trị tiền mặt, thấp hơn số tiền đã nộp.
  • Luật sư cho biết khách hàng cần bằng chứng khi cho rằng bị tư vấn sai.
  • Các chuyên gia khuyên nên đọc kỹ hợp đồng và tìm hiểu thông tin trước khi mua.

Chị Trương, sống tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), từng tin tưởng chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho cả hai con với mong muốn vừa tiết kiệm vừa bảo vệ tài chính cho gia đình. Nhân viên tư vấn khi đó khẳng định, đây là sản phẩm “vừa có bảo hiểm vừa tích lũy tài chính”, chỉ cần đóng đủ 10 năm sẽ có thể rút tiền kèm lợi nhuận, sử dụng vào mục đích học hành cho con sau này.

Tin tưởng hoàn toàn, từ năm 2011, chị Trương bắt đầu đóng phí đều đặn cho hai hợp đồng bảo hiểm với tổng mức đóng mỗi năm hơn 23.000 NDT (83 triệu đồng). Tính đến thời điểm năm 2021, chị đã đóng tổng cộng hơn 230.000 NDT (~ 1 tỷ đồng) – với hy vọng sẽ đến ngày được “thu hoạch thành quả”.

Nhưng thực tế lại khiến chị choáng váng.

Khi gia đình gặp khó khăn tài chính, chị Trương quyết định làm thủ tục rút bảo hiểm, tin rằng sau 10 năm đóng phí đều đặn, chị có quyền nhận lại cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, phản hồi từ công ty bảo hiểm khiến chị sững người: hợp đồng có thời hạn 75 năm, đến năm 2086 mới được phép rút toàn bộ số tiền đã tích lũy!

“Lúc đó tôi như bị dội một gáo nước lạnh. Tôi không nhớ có ai từng nói gì về con số 75 năm cả. Khi tôi mua bảo hiểm, nhân viên chỉ nói rằng đóng 10 năm là rút được,” chị Trương kể lại.

Theo lời chị, hợp đồng bảo hiểm bằng giấy không được giao ngay khi ký kết mà ba năm sau chị mới được nhận. Đến lúc cầm hợp đồng trên tay, những điều khoản dài dòng, nhiều thuật ngữ chuyên môn khiến chị khó hiểu. Và trong đó, dòng chữ “thời hạn hợp đồng: 75 năm” lại là điều chị chưa từng nghe qua.

Đóng 1 tỷ tiền bảo hiểm suốt 10 năm, đến hạn rút tiền thì nhân viên thông báo: Chị phải đợi 65 năm nữa- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khi làm việc với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Xintai – đơn vị phát hành hợp đồng, chị Trương mong muốn được hoàn tiền đầy đủ. Tuy nhiên, phía công ty cho biết chỉ có thể hoàn trả dựa trên “giá trị tiền mặt” của hợp đồng, chứ không phải số tiền chị đã nộp.

“Công ty nói rằng sau khi ký hợp đồng, họ đã gọi điện xác nhận với tôi là tôi hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ. Còn nếu tôi cho rằng nhân viên nói sai, thì phải có bằng chứng cụ thể như ghi âm, tin nhắn… Tôi không có gì cả, vì năm đó tin tưởng nên không ghi lại,” chị Trương thở dài.

Sau nhiều lần thương lượng, phía công ty đề nghị hỗ trợ nhân đạo số tiền 156.000 NDT (~546 triệu đồng) cộng với khoản cổ tức 70.000 NDT (~251 triệu đồng) mà chị đã nhận trong những năm qua, tổng cộng khoảng 226.000 NDT (~799 triệu đồng). Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn tổng mức phí chị đã đóng suốt 10 năm, và chị vẫn cảm thấy không công bằng.

Luật sự nói gì?

Trao đổi với báo Red Star News, luật sư Hồ Đình Mai (thành viên Ủy ban Luật bảo hiểm, Hiệp hội Luật sư Thâm Quyến) cho biết, trong các hợp đồng bảo hiểm có chia cổ tức (phổ biến ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á), việc rút tiền giữa chừng thường khiến người mua bị mất từ 50% đến 70% giá trị phí đã đóng.

“Phía công ty sẽ tính toán theo ‘giá trị tiền mặt’ của hợp đồng, tức là số tiền còn lại sau khi trừ đi các chi phí quản lý, hoa hồng, thuế phí,... Giá trị này thường rất thấp trong 10 năm đầu. Đây là điều khoản phổ biến, đã ghi rõ trong hợp đồng,” luật sư Mai nói.

Về việc khách hàng cho rằng bị tư vấn sai, luật sư nhấn mạnh: “Cần có bằng chứng rõ ràng. Nếu chỉ dựa vào lời kể, tòa án hoặc cơ quan bảo hiểm rất khó đứng về phía người mua.”

Câu chuyện của chị Trương không phải cá biệt. Những năm gần đây, cùng với làn sóng người dân người dân quan tâm đến bảo hiểm như một kênh đầu tư – tiết kiệm, thì tranh cãi về hợp đồng mập mờ, tư vấn thiếu minh bạch cũng ngày càng nhiều.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên:

- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký, đặc biệt là các điều khoản về thời hạn bảo hiểm, quyền lợi rút tiền, giá trị hoàn lại nếu hủy giữa chừng.

- Ghi âm quá trình tư vấn, nhất là khi nhân viên đưa ra cam kết “miệng” về lãi suất, thời gian đáo hạn, hay quyền lợi cụ thể.

- Tự tìm hiểu thêm thông tin độc lập từ các nguồn chính thống hoặc nhờ người có chuyên môn giải thích trước khi ra quyết định.

- Không nên mua bảo hiểm vì “ai đó quen biết nói tốt”, mà phải thực sự hiểu rõ mình đang chi tiền cho điều gì.

Theo Toutiao


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Miền Bắc đón mưa dông liên tiếp

Dự báo trong ngày và đêm nay (16/5), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Trong những ngày tới, khu vực này liên tiếp đón các đợt mưa dông, trời mát. Tây Nguyên và Nam Bộ, chiều tối nay ít mưa, dự báo từ ngày 20/5, khu vực này đón mưa dông trở lại.

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Một người đẹp bỏ thi Hoa hậu Thế giới

Người đẹp Hàn Quốc - Min Jung - đã bỏ thi Hoa hậu Thế giới 2025 vì gặp chấn thương. Cuộc thi đang diễn ra tại Ấn Độ với sự tham dự của 108 người đẹp.