Sức khỏe - Đời sống

Hàng nghìn người đổ về Quảng trường Ba Đình dự lễ thượng cờ dịp 30/4

Tóm tắt:
  • Trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh và người dân khắp các tỉnh thành đã đổ về Quảng trường Ba Đình để dự lễ thượng cờ, họp mặt và chụp ảnh kỷ niệm
  • Hàng nghìn người đổ về Quảng trường Ba Đình dự lễ thượng cờ dịp 30/4 (Video: Vũ Nguyên)

Sáng 30/4, trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng của ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hàng nghìn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã tề tựu về Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, để dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc; tri ân những anh hùng liệt sỹ- những người đã không tiếc máu xương để xây dựng, giữ gìn nền độc lập, tự do và thống nhất cho Tổ quốc.

Theo ghi nhận của PV VTC News, ngay từ tờ mờ sáng 30/4, dòng người đã lặng lẽ xếp hàng dài trước khu vực vào Lăng Bác trong ngày lễ trọng đại của đất nước.

Nhiều người trong trang phục truyền thống, mang theo hoa tươi, cờ đỏ sao vàng, bày tỏ sự thành kính, biết ơn sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ – những người đã hy sinh để đất nước có được hòa bình, độc lập như hôm nay.

Đúng 5h30 sáng 30/4, loa phát thanh bắt đầu yêu cầu mọi người dừng hết mọi hoạt động quanh khu vực Lăng và nghiêm trang chuẩn bị làm lễ chào cờ.

Các chiến sỹ tiến về khu vực cột cờ để chuẩn bị các nghi thức trang trọng.

Đúng 6h, nghi lễ được cử hành.

Các chiến sỹ tiến về khu vực cột cờ để chuẩn bị các nghi thức trang trọng.

"Tôi muốn các con mình hiểu rằng độc lập, tự do hôm nay không tự nhiên mà có. Dẫn con đến đây, để con tận mắt thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trước Lăng Bác, cảm nhận không khí trang nghiêm này, đó là một bài học lịch sử sống động nhất", chị Mai, ở Hà Nội chia sẻ.

"Từ nhỏ đến lớn em chỉ xem cảnh này qua truyền hình, nhưng tận mắt chứng kiến thì xúc động vô cùng. Em thấy tự hào vì mình là người Việt Nam. Cảm giác như mọi thế hệ từ cụ già, người trung tuổi đến sinh viên đều được kết nối bằng tình yêu nước nồng nàn", bạn Trung, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội xúc động nói.

"Tôi đã từng ba lần ra Hà Nội, nhưng đây là lần đầu dự lễ chào cờ ngày 30/4. Nhìn các cháu bé đi bên cha mẹ, nghe Quốc ca, tôi nhớ lại những người đã ngã xuống trong chiến tranh. Nếu không có Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có các liệt sỹ, thì làm sao chúng ta có được ngày hôm nay", anh Hải Đăng, ở Hà Nam cho biết.

Sau khi thực hiện nghi lễ chào cờ, đội tiêu binh vòng qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuẩn bị nghi thức duyệt đội ngũ.

Buổi sáng 30/4 tại Quảng trường Ba Đình khép lại trong sự xúc động và thiêng liêng. Người dân trở về mang theo niềm tự hào, sự lắng đọng và nhắc nhở về trách nhiệm công dân trong thời đại mới.

Các tin khác

Tranh cãi dai dẳng tắc đường do ô tô hay xe máy?

Nhiều người cho rằng, ô tô con là thủ phạm gây tắc đường vì chiếm diện tích lớn trong lưu thông trong khi chở quá ít người. Tuy nhiên, luồng ý kiến còn lại cho rằng, xe máy mới là nguyên nhân khiến giao thông hỗn loạn.

Những công trình đột phá, làm thay đổi diện mạo TPHCM

Sau 50 năm, diện mạo TPHCM thay đổi hoàn toàn, trở thành một siêu đô thị hiện đại, năng động của cả nước. Đóng góp vào sự phát triển này là hàng loạt dự án bất động sản mang tính biểu tượng, khu đô thị kiểu mẫu, đại lộ thênh thang…

Nữ diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

"Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1986 kể về cuộc chiến nổi bật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, "Biệt động Sài Gòn" vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Malaysia

Chiều 28/4, theo đề nghị của phía Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về hợp tác song phương và một số vấn đề khu vực, quốc tế.