Kinh tế

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?

Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện hai dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, gồm Khu bến cảng Mỹ Thủy và Cảng hàng không Quảng Trị.

Tại công trường Cảng hàng không Quảng Trị, liên danh nhà đầu tư T&T Group – Cienco 4 đã báo cáo Phó Thủ tướng về tiến độ thi công nhiều hạng mục quan trọng. Các công trình như sân đỗ, nhà điều hành, trạm bê tông đã hoàn thiện, sẵn sàng cho việc triển khai thi công đồng loạt từ tháng 5/2025. 

Các hạng mục chính sẽ bao gồm: đường cất hạ cánh dài 3.000 m, sân đỗ máy bay, đài kiểm soát không lưu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhà ga hành khách. Mục tiêu là bảo đảm đưa cảng hàng không vào khai thác từ tháng 7/2026 với công suất ban đầu 500.000 hành khách/năm. Khi đầu tư hoàn chỉnh, công suất sẽ đạt 5 triệu hành khách/năm.

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về tiến độ triển khai các hạng mục chính của Cảng hàng không Quảng Trị - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo quy hoạch, dự án có quy mô hơn 265 ha, tổng vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng, được xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II.

Liên danh nhà đầu tư cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cho phép tiếp tục đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng nhằm sớm nâng cấp sân bay đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có khả năng tiếp nhận không hạn chế các loại máy bay. Dự kiến, khi nâng cấp, sân bay sẽ có thể khai thác tàu bay Code E và đạt công suất vận chuyển 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm (so với thiết kế ban đầu là 22.500 tấn hàng hóa/năm).

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?- Ảnh 2.

Sân bay Quảng Trị được đề xuất nâng lên cấp 4E - Bảng tạo bởi AI Chat GPT

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn T&T đề xuất điều chỉnh quy hoạch để phát triển tổ hợp hàng không tầm cỡ khu vực và quốc tế, với tổng diện tích hơn 10.800 ha. Tổ hợp này sẽ bao gồm: cảng hàng không, trung tâm trung chuyển hàng hóa, tổ hợp công nghiệp hàng không (nghiên cứu sản xuất linh kiện, phụ tùng tàu bay, lắp ráp và hoàn thiện tàu bay, bảo trì – bảo dưỡng, đào tạo – huấn luyện kỹ thuật viên, thử nghiệm công nghệ hàng không) cùng đô thị sân bay.

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?- Ảnh 3.

Phố cảnh cảnh quan mặt trước sân bay Quảng Trị - Ảnh: T&T Group

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao vai trò của các dự án như Cảng hàng không Quảng Trị trong việc tạo động lực cất cánh cho địa phương. Phó Thủ tướng đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu phương án kết nối giao thông đồng bộ bằng đường bộ và đường sắt để đảm bảo hoạt động di chuyển của hành khách và dịch vụ vận tải logistics được thuận lợi, nhanh chóng. 

Đồng thời, trong quá trình triển khai, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn và toàn diện, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hàng không hoàn chỉnh, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực hàng không, chế tạo thiết bị, logistics và dịch vụ quốc tế.

Tỉnh Quảng Trị sáp nhập Quảng Bình, nâng tầm vị thế địa phương

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tỉnh Quảng Trị sẽ được sáp nhập với tỉnh Quảng Bình để hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, dự kiến vẫn mang tên tỉnh Quảng Trị. Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới sẽ đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Việc sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị được đánh giá là bước đi chiến lược, mở ra không gian phát triển rộng lớn, đồng thời tạo ra một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới với diện tích hơn 12.700 km² và dân số gần 1,9 triệu người. Theo các chuyên gia, sự hợp nhất này không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường sức mạnh tổng hợp về kinh tế, hạ tầng và logistics.

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?- Ảnh 4.

Đặc điểm 2 tỉnh trước khi sáp nhập - Bảng tạo bởi AI Chat GPT

Điểm nhấn của việc sáp nhập 2 tỉnh này là lĩnh vực hàng không và giao thông vận tải. Hiện tại, Quảng Bình sở hữu Cảng hàng không Đồng Hới, công suất thiết kế 1 triệu lượt khách/năm, đã khai thác ổn định các đường bay nội địa quan trọng. Trong khi đó, Cảng hàng không Quảng Trị – đang được xây dựng – dự kiến hoàn thành vào năm 2026, với công suất khai thác ban đầu 500.000 khách/năm, và hướng tới 5 triệu khách/năm khi hoàn thiện. 

Đặc biệt, đề án nâng cấp Cảng hàng không Quảng Trị lên tiêu chuẩn 4E (khai thác tàu bay cỡ lớn như Boeing 777, Airbus A350) với khả năng vận chuyển 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm sẽ biến khu vực này thành một trung tâm trung chuyển hàng không – logistics mới của miền Trung, chỉ sau Đà Nẵng.

Ngay năm sau, tỉnh miền Trung sẽ có tổ hợp hàng không tầm cỡ quốc tế, rộng gấp 20 lần quận Hoàn Kiếm?- Ảnh 5.

Một góc TP. Đông Hà, Quảng Trị - Ảnh: Báo Quảng Trị

 

Về giao thông mặt đất, tỉnh mới hội tụ đầy đủ lợi thế: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, cao tốc Bắc – Nam phía Đông, hành lang kinh tế Đông – Tây nối thẳng ra Lào và Thái Lan qua cửa khẩu Lao Bảo – La Lay, cùng hệ thống cảng biển tiềm năng như Hòn La, Mỹ Thủy. Đáng chú ý, Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) với quy mô 685 ha, tổng vốn đầu tư 14.234 tỷ đồng, đang từng bước hình thành cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu 100.000 DWT, giúp rút ngắn chi phí logistics cho cả khu vực.

 

Việc sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị được lãnh đạo 2 tỉnh đánh giá là có tính chiến lược và ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Điều này không chỉ mang lại lợi ích về tổ chức hành chính mà còn tạo không gian phát triển mới có quy mô lớn hơn, thúc đẩy liên kết vùng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương có vị trí địa lý chiến lược, nhiều tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, đặc biệt là cùng nằm trên các hành lang phát triển trọng điểm quốc gia và khu vực.

Qua đó, mở ra dư địa phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng tầm vị thế của địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.


Các tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Malaysia

Chiều 28/4, theo đề nghị của phía Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về hợp tác song phương và một số vấn đề khu vực, quốc tế.

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Đi đâu - ăn gì để tận hưởng trọn vẹn đại lễ 30/4 tại TP.HCM?

Dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động hấp dẫn, cực kỳ hoành tráng như: diễu binh, bắn đại bác, trình diễn máy bay, pháo hoa... Thế nên, hãy nhanh tay bỏ túi lịch trình này, đảm bảo cả kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ở TP.HCM sẽ trở nên vô cùng đáng nhớ và ý nghĩa đối với bạn.

Tuổi trẻ Hà Tĩnh viết tiếp câu chuyện hòa bình

Chương trình viết tiếp câu chuyện hòa bình do tuổi trẻ Hà Tĩnh đồng loạt triển khai được cụ thể bằng nhiều phần việc đền ơn đáp nghĩa nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ.