Giáo dục

Kết thúc cuộc họp, cô giáo nhắc phụ huynh 6 câu: Nhiều người về làm theo, ai ngờ con cái thay đổi chóng mặt

Tính cách và tài năng của trẻ, xét đến cùng, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình, đặc biệt là cha mẹ, mà nhất là người mẹ. Gia đình chính là nơi để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong một con người.

Một phụ huynh từng chia sẻ trải nghiệm đáng suy ngẫm: 

Hai tháng trước kỳ thi vào cấp 3, cô tham dự một buổi họp phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm đặt câu hỏi: "Ở nhà các anh chị có đánh mắng con không?". Hơn một nửa phụ huynh giơ tay.

Nhiều người bộc bạch: "Tôi cũng không muốn mắng đâu, nhưng nó khiến tôi phát điên lên!"; "Gần thi rồi mà còn không chịu học, không mắng không được!".

Giáo viên nhắc đến khái niệm "bị cảm xúc chi phối", khi tức giận và lo lắng lấn át, lý trí sẽ bị "vô hiệu hóa". Những lời ta buột miệng nói ra lúc đó thường không phải lời dạy dỗ, mà là vết thương hằn sâu. Bầu không khí trong lớp học bỗng chốc im lặng.

Rồi cô giáo nhấn mạnh: "Chúng ta cần học cách bảo vệ tâm lý của con trẻ. Việc thay đổi là hoàn toàn có thể, miễn là bắt đầu từ hôm nay". Trước khi kết thúc, cô gửi đến các phụ huynh 6 câu nói đơn giản, khuyên nên đọc mỗi ngày. 

Sau một tháng, đúng là người mẹ này thấy con mình thay đổi trở nên gắn bó, yêu thương và hợp tác hơn.

Kết thúc cuộc họp, cô giáo nhắc phụ huynh 6 câu: Nhiều người về làm theo, ai ngờ con cái thay đổi chóng mặt- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

01. "Con không cố tình khiến mình tức giận, chỉ là con đang bất lực"

— Thay vì giận dữ, hãy thấu hiểu

Khi con phản kháng, lười biếng hay trì hoãn, cha mẹ thường nghĩ rằng con đang cố tình chống đối. Nhưng thực ra, đó là cách con thể hiện sự bối rối, mệt mỏi hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng.

Não bộ trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là vùng kiểm soát hành vi – vì thế, trẻ dễ bốc đồng, dễ phản ứng tiêu cực khi bị gián đoạn niềm vui.

Thay vì nổi nóng, cha mẹ nên tự nhắc: "Con không cố chọc giận mình. Con chỉ đang gặp khó khăn". Đặt mình vào góc nhìn của trẻ để thấu hiểu và hỗ trợ.

02. "Cảm xúc tiêu cực không giải quyết được vấn đề. Chỉ có bình tĩnh mới tìm ra lối đi"

— Học cách kiểm soát cảm xúc

Cha mẹ giận dữ thường gây tổn thương tâm lý nặng nề cho con. Khi tiếng la mắng vang lên, trái tim con co rúm lại.

Những tổn thương do lời mắng, cái tát có thể khiến trẻ trầm cảm, nhút nhát, mất niềm tin vào bản thân.

Thay vì nổi giận, hãy hít sâu và tự nhủ: "Hãy đợi 5 giây. Cảm xúc không giúp gì cả." Chỉ khi bình tĩnh, cha mẹ mới có thể thật sự dạy dỗ.

03. "Sai lầm là một phần tất yếu của quá trình trưởng thành"

— Học cách bao dung

Trẻ em sẽ phạm lỗi, đây là điều bình thường. Làm vỡ bát, quên làm bài, trả lời sai… là cơ hội để học hỏi.

Cha mẹ nên chấp nhận và hướng dẫn thay vì chỉ trích. Người lớn dũng cảm cho phép con sai, sẽ giúp con mạnh mẽ hơn khi đối mặt với thử thách.

Sai lầm là bài học tốt nhất để trẻ hiểu cuộc sống.

04. "Dù tâm trạng không tốt, vẫn phải học cách yêu thương con"

— Truyền đi cảm giác an toàn

Khi cha mẹ đem sự mệt mỏi, căng thẳng về nhà và trút giận lên con, điều đó khiến con nghĩ mình không xứng đáng được yêu thương.

Trẻ bị dồn ép cảm xúc sẽ sống trong nỗi lo sợ, từ đó hình thành tính cách nhút nhát, tự ti.

Thay vào đó, cha mẹ nên học cách tách bạch cảm xúc và hành vi: "Mẹ đang mệt, mẹ cần chút thời gian yên tĩnh. Mẹ yêu con".

Chỉ khi cha mẹ hiểu rõ bản thân, họ mới đủ sức yêu thương con đúng cách.

05. "Âm lượng quyết định mức độ phản kháng của trẻ"

— Nói nhỏ nhẹ, con nghe dễ hơn

Nghiên cứu cho thấy: Khi âm lượng vượt quá 60dB, não bộ trẻ sẽ tự động "khóa" lại, giảm khả năng tiếp thu.

La mắng không làm trẻ nghe lời, mà khiến trẻ phòng thủ hoặc bỏ ngoài tai. Ngược lại, giọng nói dịu dàng sẽ xoa dịu tâm lý và khuyến khích con hợp tác.

Nói khẽ nhưng đủ nội lực chính là nghệ thuật dạy con thông minh.

06. "Bị chê bai mãi, con sẽ không bao giờ biết tự tin là gì"

— Hãy khích lệ thay vì phê phán

Nhiều phụ huynh không nhận ra rằng mình đã trở thành "người đánh giá tiêu cực" mỗi ngày.

Bạn chê con lười, con sẽ lười thật. Bạn gọi con ngốc, con sẽ dần tin mình ngu ngốc.

Một đứa trẻ tự ti không phải do thiếu năng lực, mà vì đã nhiều lần bị người thân phủ định.

Hãy tập trung vào 20% điểm mạnh để khen ngợi, con sẽ tự cải thiện 80% khuyết điểm còn lại.

Cha mẹ chính là tấm gương đầu tiên và quan trọng nhất trong đời con.

Yêu thương đúng cách, chấp nhận lỗi lầm và luôn kiểm soát cảm xúc, đó mới là hành trang lớn nhất mà cha mẹ có thể trao cho con cái mình.

Các tin khác

Miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm

Cơ quan khí tượng dự báo, ngày 18/7, miền Bắc nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Từ ngày 20/7, nắng nóng ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ suy giảm dần.

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định rõ về đối tượng, điều kiện hưởng lương hưu; lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; mức lương hưu hằng tháng; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Bộ Công an cảnh báo mới

Mới đây, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã gửi tin nhắn cảnh báo mới đến người dân.

Cấm xe máy xăng: Giấc mơ xanh của Hà Nội

Hà Nội những ngày hè ngột ngạt bụi mịn. Những chiếc khẩu trang không còn đủ sức lọc khói xe dày đặc mỗi giờ cao điểm. Cảnh tượng ấy lặp đi lặp nhiều năm. Lần này, với Chỉ thị 20 yêu cầu "cấm xe máy xăng", giấc mơ xanh của Hà Nội có thành hiện thực?

Cuộc sống trong tù qua lời kể của một ngôi sao bóng đá

Jamie Cassidy từng có một tương lai xán lạn bên cạnh Michael Owen, Jamie Carragher. Thế nhưng cựu ngôi sao trẻ của Liverpool đã tự hủy hoại bản thân, tham gia vào đường dây buôn bán ma túy và nếm trải cuộc sống tù tội đáng quên.