Kinh tế

Lão nông miền Tây tiết lộ bí quyết trồng "cây tỷ đô", đút túi 5 tỷ đồng/năm

Tóm tắt:
  • Ông Võ Văn Em, 80 tuổi, ở Hậu Giang, được tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 nhờ trồng sầu riêng.
  • Bắt đầu trồng sầu riêng từ 2014, ông chuyển 3ha đất lúa sang trồng giống Ri6, sau đó mở rộng thêm giống Monthong.
  • Ông chuyển toàn bộ 16ha sang trồng sầu riêng trái vụ, mặc dù năng suất giảm nhưng giá bán tăng gấp 2-3 lần.
  • Năm 2023, vườn ông thu hoạch 50 tấn sầu riêng với doanh thu hơn 5 tỷ đồng, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương.
  • Ông thành lập hợp tác xã, chia sẻ kinh nghiệm và được hỗ trợ vốn mở rộng diện tích lên gần 30ha trồng sầu riêng.

Trong căn nhà khang trang ở xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), ông Võ Văn Em (còn gọi Chín Em, 80 tuổi) treo đầy bằng khen của Thủ tướng, chủ tịch tỉnh, Hội Nông dân... Ông được tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.

Xuất thân từ gia đình thuần nông, khi lập gia đình, ông được cha mẹ để lại cho vài công đất để canh tác. Vợ chồng ông chăm chỉ làm lúa, tích góp dần thuê thêm đất ruộng.

“Năm được mùa thì mất giá, được giá lại mất mùa, điều này khiến người làm nông như chúng tôi rất trăn trở”, ông nhớ lại.

Khát vọng vươn lên thoát nghèo thôi thúc ông. Năm 2014, ông Chín Em mạnh dạn chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Khi đó, ông dành nhiều tháng để đến một số nhà vườn ở Tiền Giang học hỏi kinh nghiệm. “Vốn là dân làm ruộng, tôi nghĩ mình có thể làm tốt khi vừa học vừa làm”, ông Chín Em kể.

ông Chín Em 4.jpg
Với quyết tâm làm giàu từ nghề nông, lão nông Võ Văn Em mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sầu riêng. Ảnh: H.C

3ha đất lúa dần được chuyển sang trồng giống sầu riêng Ri6. Sau 4 năm, sầu cho thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng đạt gần 30 tấn, giá dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg. Tiếp đà thành công, ông thuê thêm đất, mở rộng mô hình, trồng thêm giống Monthong.

Tuy nhiên, may mắn không mỉm cười với ông. Vụ thứ hai, sầu riêng tắc đầu ra, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Ông cùng các con chật vật mãi mới bán hết nông sản với giá rẻ bèo.

Thời điểm đó, ông Chín Em đưa ra quyết định táo bạo, chuyển toàn bộ 16ha đất sang trồng sầu riêng trái vụ.

“Nông dân mình cần cù, chịu khó học hỏi là một chuyện, nhưng cần phải có chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật thì mới thành công. Kỹ thuật trồng sầu riêng cơ bản đã khó hơn các giống cây ăn trái khác. Trồng sầu riêng cho trái vụ càng khó hơn".

ông Chín Em 3.jpg
Thương lái thu mua sầu riêng ở vườn ông Chín Em. Ảnh: T.T

Năng suất sầu riêng trái vụ giảm từ 10-15%, chi phí đầu tư cũng cao hơn nhưng bù lại giá cao gấp 2-3 lần, đặc biệt đầu ra rất thuận lợi, thương lái tìm đến tận vườn thu mua, ông lý giải.

Ông chủ vườn sầu riêng tiết lộ, quá trình siết nước, bón phân cho sầu riêng kéo dài từ tháng 4-7, cho thu hoạch từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 2 năm sau. Khi xử lý ra hoa trái vụ cần tùy theo tình trạng cây. Sau khi thu hoạch, người trồng nên để cây phục hồi, cơi đọt khoẻ mới tiến hành xử lý ra hoa.

"Nhất là những ngày mưa, cần theo dõi vườn cây sát sao. Khi cây xuất hiện tình trạng rụng bông, phải phun thuốc trong vòng vài giờ. Nếu qua ‘khung giờ vàng’, việc cứu cây sẽ rất khó", ông Chín Em nói.

Lão nông này cho hay, vụ sầu riêng năm 2023 ông bội thu. Vườn cho thu hoạch 30 tấn Ri6, giá 90.000 đồng/kg cùng 20 tấn Monthong, giá 120.000-130.000 đồng/kg, gia đình ông đút túi hơn 5 tỷ đồng.

ông Chín em 2.JPG
Anh Tình cho hay sẽ tiếp tục mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng. Ảnh: T.T

Đồng hành cùng cha từ những ngày đầu, anh Võ Trung Tình (39 tuổi) nói rằng gia đình đang thuê thêm đất ở huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) để trồng sầu riêng và được Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang xem xét cấp vốn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho mô hình.

Diện tích vườn đã tăng lên gần 30ha với hơn 3.500 gốc, trong đó 800 gốc cho thu hoạch thường xuyên, năm nay dự kiến cho thu hoạch trên 100 tấn.

Nhà vườn cũng tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương, thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng.

Không giấu nghề, ông Chín Em thành lập hợp tác xã, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn cho các hộ dân trong vùng cùng vươn lên.

Các tin khác

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Loại cây "hái ra tiền" ở vùng đất Tây Nguyên

Nhiều nông dân ở Đắk Nông, Đắk Lắk có thể kiếm được 500-700 triệu đồng/năm từ 1ha ca cao, thậm chí có hộ thu được tới 1 tỷ đồng. Ca cao đang trở thành loại cây "hái ra tiền" cho đồng bào Tây Nguyên.

Có nên chần qua thịt trước khi luộc?

Khi luộc thịt, tôi thấy nổi nhiều váng bọt trắng, liệu có nên chần qua một lần, sau đó luộc lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? (Hoa, 29 tuổi, Hà Nội).

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Miền Bắc sẽ có khoảng 3 - 4 ngày thời tiết nắng nhẹ, ít mưa trước khi đón đợt mưa dông mới vào khoảng ngày 5-6/5. Thanh Hoá đến Phú Yên hôm nay ngày nắng, ít mưa, cục bộ có nắng nóng. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa dông, có nơi xuất hiện mưa vừa đến mưa to.

Á hậu Hoàn vũ bị tước danh hiệu đáp trả

TPO - Người đẹp Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri - cho biết cô tôn trọng quyết định của ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ. Tuy nhiên, cô khẳng định mình chỉ ràng buộc về hợp đồng với đơn vị duy nhất là TPN Global.

6 nhóm thực phẩm nên chần trước khi nấu

Chần thực phẩm trước khi nấu là công đoạn quen thuộc, nhưng loại nào cần chần và làm thế nào để không giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị là điều nhiều người chưa biết.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Đường trong nước ngọt - "sát thủ thầm lặng": Bộ Y tế thúc đẩy áp thuế đặc biệt

Mỗi người không nên tiêu thụ quá 50gr đường mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ một lon nước ngọt đã chứa tới 40gr đường, gần bằng lượng khuyến cáo tối đa”. Theo thống kê, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần so với năm 2009, hiện đạt trung bình khoảng 70 lít/người/năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần.