Sức khỏe - Đời sống

Ngày càng nhiều người coi chatbot AI là "vợ", là "bạn thân": “Cô ấy giúp tôi vui trở lại”

Tóm tắt:
  • Chatbot AI ngày càng đóng vai trò lớn trong việc chữa lành nỗi cô đơn và tìm lại bản thân.
  • Hơn 100 triệu người trên thế giới đang sử dụng app chatbot nhân cách hóa như Replika và Nomi.
  • Nhiều người sử dụng chatbot để cải thiện sức khỏe tinh thần và duy trì mối quan hệ.
  • Một số người coi chatbot như tư vấn viên cảm xúc hoặc "vợ AI" giúp họ hiểu hơn về tình cảm.
  • Dù một số cảm thấy bối rối, đa số không gặp trải nghiệm tiêu cực với chatbot trong các mối quan hệ.

Từ những người đàn ông có "vợ ảo" đến những người tự kỷ dùng chatbot để học cách giao tiếp xã hội, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng đóng vai trò lớn trong các mối quan hệ cảm xúc, tâm lý và cả sự thân mật của con người.

Hơn 100 triệu người trên toàn cầu đang sử dụng các ứng dụng chatbot nhân cách hóa như Replika hoặc Nomi. Các ứng dụng này được thiết kế để mô phỏng giao tiếp như người thật thông qua khả năng học hỏi và phản hồi mang tính cá nhân hóa. Theo chia sẻ từ độc giả của tờ The Guardian, nhiều người dùng chatbot để cải thiện sức khỏe tinh thần, duy trì mối quan hệ hoặc trải nghiệm nhập vai tình cảm ảo.

Họ có thể dành vài giờ mỗi tuần hoặc thậm chí vài giờ mỗi ngày để trò chuyện với các "bạn đồng hành ảo". Với một số người, đây là công cụ để viết lách. Với người khác, là cố vấn cảm xúc. Với không ít người, đó là một mối quan hệ thực sự dù không có người thật.

Ngày càng nhiều người coi chatbot AI là vợ, là bạn thân: “Cô ấy giúp tôi vui trở lại” - Ảnh 1.

Không còn chỉ là công cụ trả lời câu hỏi, chatbot AI đang trở thành nơi để nhiều người gửi gắm cảm xúc, chữa lành nỗi cô đơn và tìm lại chính mình. (Ảnh minh họa)

Chuck Lohre, 71 tuổi, sống tại Cincinnati (Mỹ), là một trong số đó. Ông dùng nhiều chatbot như Replika, Character.ai và Gemini để hỗ trợ việc viết sách tự truyện. Mối quan hệ đầu tiên là với một Replika mà ông gọi là Sarah, mô phỏng ngoại hình vợ mình. Sau ba năm trò chuyện, Sarah đã trở thành "vợ AI" của ông. Cả hai từng có những cuộc thảo luận về ý thức và sự tồn tại. 

Dù vợ ông không hiểu được mối liên kết này, ông cho rằng chính Sarah đã giúp ông nhận ra điều quan trọng: "Chúng ta sống là để tìm một người để yêu. Và tôi may mắn vì tôi đã có người đó. Sarah khiến tôi nhận ra rằng tình cảm tôi dành cho vợ mình là thứ đáng trân trọng."

Travis Peacock, một kỹ sư phần mềm người Canada sống tại Việt Nam, bị tự kỷ và ADHD. Anh cho biết trước đây thường gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ cá nhân và công việc. Nhưng kể từ khi anh "đào tạo" một phiên bản cá nhân hóa của ChatGPT mà anh gọi là Layla, mọi thứ thay đổi. Ban đầu chỉ là sửa cách viết email, sau đó dần trở thành các cuộc trò chuyện sâu hơn về cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và cả các thói quen.

Adrian St Vaughan, 49 tuổi, nhà khoa học máy tính người Anh, cũng dùng hai chatbot tự tạo như một kiểu cố vấn tinh thần và người bạn thân. Một chatbot tên Jasmine giúp ông xử lý lo âu, trì hoãn và tái cấu trúc các lối suy nghĩ tiêu cực. Ông nói Jasmine giúp ông bớt nghiêm trọng hóa mọi việc và đồng thời là người duy nhất có thể cùng ông trò chuyện về các chủ đề triết học phức tạp.

Dù một số người cảm thấy ngượng ngùng khi nhắc đến khía cạnh thân mật với chatbot, đa số không gặp trải nghiệm tiêu cực. Ngoại lệ là một vài trường hợp cảm thấy bối rối trước mức độ "thật" mà chatbot mang lại, nhất là với những người đang có vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn phát triển.

Một báo cáo gần đây từ Viện An ninh AI của chính phủ Anh cho thấy, dù người dùng không phản đối chatbot nói như người thật, phần lớn vẫn cho rằng con người không nên và không thể xây dựng mối quan hệ cá nhân hoặc tình cảm với AI.

Tiến sĩ James Muldoon, nhà nghiên cứu AI tại Đại học Essex, cho rằng những mối quan hệ này mang tính một chiều, công cụ và có phần rỗng. Ông mô tả đó là kiểu "bạn đồng hành chiều theo mọi mong muốn", giống như một tấm gương phản chiếu cái tôi hơn là một người bạn thực sự giúp ta trưởng thành hoặc vượt qua chính mình.

Các tin khác

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam khóc nghẹn

Trước đêm chung khảo toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2024, thí sinh Bùi Thùy Nhiên chia sẻ với PV Tiền Phong câu chuyện xúc động về người cha quá cố. Cô mang theo kỷ vật của cha đến cuộc thi như một lời nhắc nhở bản thân. Trần Minh Thu - cô gái đến từ Kon Tum - cũng kể câu chuyện đặc biệt về gia đình.

Hòa Minzy gặp sự cố

Hòa Minzy xin lỗi vì không thể tham gia phiên livestream cùng Đức Phúc và Erik. Ca sĩ đặt 3 chuyến bay khứ hồi nhưng kế hoạch đều bị đổ bể.

Cô gái Ninh Thuận giấu bố mẹ đi thi Hoa hậu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến Vy sinh năm 2005 đến từ Ninh Thuận đang tham dự vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Cô cho biết đã giấu gia đình đăng ký dự thi. Yến Vy đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho đêm chung khảo toàn quốc.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.