Bộ phim nào cũng vậy, luôn có nhân vật chính diện và phản diện, có người dễ thương và cũng có kẻ gây khó chịu để tạo mâu thuẫn, biến cố để khán giả còn tò mò theo dõi. Cha Tôi, Người Ở Lại có các nhân vật chính lấy được thiện cảm của khán giả, nhưng vai phụ lại gây ức chế đến mức chịu không nổi, đặc biệt là vai Liên - mẹ của Nguyên.
![]() |
Đây chính là nhân vật mà khán giả muốn "bay màu" thật sớm. |
Dù là những cảnh hồi tưởng quá khứ hay hiện tại, bà Liên cũng mang đến mệt mỏi. Ngày trước, Liên vật vã đau khổ, liên tục gào thét sau khi con gái qua đời vì tai nạn, và còn bỏ đi để lại Nguyên lớn lên cùng bố. Nhiều năm sau, Liên quay trở lại để gây sức ép muốn Nguyên vui vẻ với mẹ, như thể cô chưa từng bỏ mặc con trai.
![]() |
Liên luôn kéo theo căng thẳng mệt mỏi cho mọi người xung quanh. |
Rồi Liên gặp biến cố với gia đình mới, khiến cô bị sang chấn tâm lý, tính cách như hóa điên nên Nguyên phải ra nước ngoài chăm sóc mẹ. Đến khi thấy tinh thần mẹ có phần ổn định, Nguyên lặng lẽ về Việt Nam, tìm lại gia đình mà cậu thực sự yêu thương. Nhưng thời gian yên bình của Nguyên cũng chẳng kéo dài khi mẹ ruột lại tìm về.
![]() |
![]() |
Cô liên tục gây sức ép lên con trai. |
Liên vẫn như thế, vẫn ghê gớm, đanh đá, vẫn muốn thao túng Nguyên và ép con trai phải làm theo ý mình. Thậm chí cả trong chuyện tình cảm, Liên cũng muốn Nguyên phải gặp gỡ cô gái mà Liên thấy ưng. Gặp chuyện không ưng ý, Liên sẵn sàng mắng mỏ Nguyên, nạt nộ sang cả An. Tính cách cực đoan ấy khiến cho Nguyên nghe nhắc đến mẹ là hoảng loạn, cơn trầm cảm như muốn quay trở lại.
![]() |
Khán giả cũng chịu không nổi nhân vật này. |
Còn khán giả thì quá mệt mỏi khi Liên cứ thoắt ẩn thoắt hiện trên phim mà không biến mất hẳn. Mỗi khi Liên đột ngột trở về, không chỉ Nguyên và cả nhà hoảng hốt mà người xem cũng ức chế. Vẫn biết rằng Liên có nhiệm vụ đẩy mâu thuẫn của phim lên cao, nhưng netizen vẫn cho rằng lối diễn trợn mắt gào thét của Thu Quỳnh khiến không khí phim càng thêm nặng nề.