Giáo dục

Quy đổi điểm trúng tuyển: Sẽ có tình trạng mỗi trường một phách?

Tóm tắt:
  • Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra khung quy đổi điểm xét tuyển đại học từ năm 2025.
  • Năm nay có hai điểm mới: bỏ xét tuyển sớm và quy đổi điểm trúng tuyển.
  • Việc quy đổi nhằm công bằng hơn cho thí sinh giữa các phương thức tuyển sinh.
  • Nhiều trường hiện đang gặp khó khăn với công thức quy đổi, cần hướng dẫn chung.
  • Từ năm 2026, 50% số môn chung phải nằm trong tổ hợp xét tuyển để đảm bảo chất lượng.

Trên đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn với phóng viên liên quan đến quy đổi điểm xét tuyển đại học, cao đẳng từ năm 2025. 

Điểm mới về quy đổi điểm trúng tuyển năm nay đang thu hút sự quan tâm nhiều của dư luận. Vì sao Bộ GD&ĐT đưa ra điểm mới trên đây, thưa ông?

- Năm nay quy chế tuyển sinh đại học có 2 điểm mới: Bỏ xét tuyển sớm và quy đổi điểm trúng tuyển.

Qua quá trình xin ý kiến các trường đại học, đặc biệt là những người làm tuyển sinh trực tiếp tại các trường, các nhà khoa học, Bộ thấy rằng có sự đồng thuận cao giữa các trường trong quy đổi điểm.

Bản chất của việc quy đổi này để công bằng hơn cho thí sinh ở tất cả các phương thức tuyển sinh.

Thí dụ chúng ta cần quy đổi kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội với điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu chúng ta lấy một ngành nào đó sẽ có tương quan khác nhau nhưng ở đây Bộ hướng dẫn các trường cách chung nhất.

Quy đổi điểm trúng tuyển: Sẽ có tình trạng mỗi trường một phách? - 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (Ảnh: Trần Hiệp).

Nhiều chuyên gia và trường đại học đang "kêu" bởi công thức quy đổi này còn nhiều rắc rối. Vậy việc quy đổi này được dựa trên nguyên tắc khoa học nào, vì sao, thưa ông?

- Một cách rất đơn giản, từ dữ liệu của Bộ GD&ĐT, chúng ta lấy một số đông thí sinh gồm có cả kết quả học bạ, kết quả kỳ thi riêng và kết quả thi THPT và quy đổi (thí dụ quy đổi giữa kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội với điểm thi tốt nghiệp THPT).

Chẳng hạn trong khoảng 10.000 em chung kết quả, lấy top 1% (tức 100 em), điểm đạt top 1% của kỳ thi đánh giá năng lực là bao nhiêu, thi tốt nghiệp THPT là bao nhiêu.

Sau đó, lấy mốc 5%, 10%..., đây gọi là phương pháp phân vị, xác định vị trí của các em theo phân vị, để đưa ra mức tương đương.

Vì vậy, một trường đưa ra điểm chuẩn chẳng hạn 26 theo điểm thi tốt nghiệp THPT, sẽ tương đương với phương thức bên kia là bao nhiêu.

Cách 2: Trong khoảng điểm trúng tuyển từ 20 đến 30 của điểm thi THPT, chúng ta lấy từ 20 đến 21 điểm, và ở khoảng này nếu có điểm thi đánh giá năng lực, ta dùng phương phức xấp xỉ tuyến tính để tính toán, quy đổi sao cho càng nhỏ, càng chính xác. Như vậy về mặt khoa học và phương pháp, các trường hoàn toàn có thể làm được.

Sở dĩ Bộ GD&ĐT phải thay đổi cách quy đổi bởi năm ngoái, một số trường quyết định điểm trúng tuyển dựa trên phân chia chỉ tiêu là chưa chặt chẽ và minh bạch, điều đó dẫn đến nguy cơ và có kẽ hở tiêu cực nhưng khi hỏi, không trường nào có thể giải trình. Chính điều đó bắt buộc Bộ GD&ĐT phải quy định lại chặt chẽ hơn trong xét tuyển và công bằng hơn cho thí sinh. 

Nhiều người lo ngại, việc quy đổi này có nhiều bất cập trong xét tuyển bởi mỗi trường làm một phách, không đảm bảo công bằng cho thí sinh. Ông giải thích ra sao, thưa Thứ trưởng?

- Chúng ta chỉ có hai lựa chọn: Giữ theo chỉ tiêu từng phương thức - điều này không thể làm được nữa vì nhiều bất cập và có kẽ hở cho tiêu cực. Vậy phải quy đổi điểm tương đương và làm sao phù hợp thực lực của thí sinh.

Trước hết phải xét phương thức thi đó có đánh giá đúng thực lực của thí sinh không, nếu đúng thì chuyện quy đổi mới khả thi và có ý nghĩa.

Điều thứ hai, hiện nhiều trường dùng nhiều cách quy đổi khác nhau là hoàn toàn xảy ra bởi tùy đặc thù từng ngành nhưng Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra khung quy đổi chung, hướng dẫn chung cho các công thức phổ biến để các trường dựa vào đây và điều chỉnh.

Tôi tin rằng, các trường sẽ không đưa ra sự điều chỉnh hay thay đổi lớn ở các công thức nếu không có căn cứ.

Việc đổi mới bao giờ cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nếu phải làm gì cho thí sinh, để tốt hơn, tốn kém mấy Bộ cũng phải làm. Thí sinh có thể yên tâm thi cho tốt bởi đã có Bộ GD&ĐT giám sát.

+ Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Trước đó, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, áp dụng từ năm 2025.

Theo đó, từ năm nay, do chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, Bộ GD&ĐT bỏ giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển đối với mỗi ngành, chương trình đào tạo; bỏ xét tuyển sớm và yêu cầu quy đổi điểm trúng tuyển tương đương.

Đặc biệt, từ năm 2026, số môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm ít nhất 50% trọng số xét tuyển, đảm bảo tính đồng nhất trong đánh giá năng lực thí sinh.

Với việc mở rộng tổ hợp nên nhiều trường/ngành truyền thống tuyển sinh bằng tổ hợp lạ, gây lo lắng về chất lượng đào tạo, chẳng hạn trường Y nhưng không xét tuyển cả môn hóa, sinh... 

Nhiều trường thuộc khối ngành sức khỏe tuyển sinh các tổ hợp văn, toán, địa; toán, văn, Anh (Khối ngành Sức khỏe, Trường ĐH Hòa Bình).

Thậm chí thí sinh muốn vào Trường ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột có thể đăng ký xét tuyển bằng toán, lý, công nghệ....

Các tin khác

Ca khúc châm biếm môi trường mạng hiện nay

Nhạc Việt sôi động hơn bao giờ hết với những ca khúc màu sắc riêng, từ việc tận dụng drama, lan tỏa nét đẹp văn hóa đến tạo cú hích nhờ hướng đi khác biệt hoàn toàn của Hieuthuhai.

Các nhà toàn học phải mất mười năm để chứng minh trong 379 trang rằng 1 + 1 = 2

Có lẽ bất cứ ai cũng nghĩ rằng phép tính 1 + 1 = 2 là điều hiển nhiên nhất trên đời, ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể hiểu được. Nhưng trên thực tế, hai nhà toán học hàng đầu thế giới đã mất đến mười năm và phải viết ra một công trình dài 379 trang mới có thể chứng minh được điều này.

Vì sao trẻ còi xương?

Còi xương ảnh hưởng đến hệ xương và thần kinh, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể dẫn đến tình trạng này.