Thế giới

Số ca Covid-19 ở châu Á gia tăng: Có đáng lo ngại?

Covid-19 đang lan rộng ở một số khu vực thuộc châu Á, với số ca nhiễm gia tăng đáng kể tại Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục, Singapore và Thái Lan.

Dù Covid-19 hiện đã trở thành bệnh đặc hữu, dữ liệu gần đây cho thấy các quốc gia đang bước vào một làn sóng dịch bệnh mới, có thể do miễn dịch suy giảm cũng như tỉ lệ tiêm mũi tăng cường ở nhóm dễ bị tổn thương đang thấp.

Số ca nhiễm tăng vọt ở nhiều nước

Theo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong, mức độ lây lan của Covid-19 tại Hong Kong đang ở mức “khá cao”. Gần đây, tỉ lệ mẫu bệnh phẩm đường hô hấp cho kết quả dương tính với virus Sars-Cov-2 gây bệnh Covid-19 ghi nhận mức cao nhất trong một năm qua.

Theo hãng tin Bloomberg, trong tuần kết thúc ngày 3-5, Hong Kong ghi nhận 31 ca bệnh nặng, mức cao nhất trong 12 tháng qua. Dù đợt bùng phát lần này chưa đến đỉnh dịch như trong hai năm gần đây, sự gia tăng tải lượng virus trong nước thải, số lượt khám bệnh và nhập viện liên quan Covid-19 cho thấy dịch bệnh đang lây lan mạnh trong TP hơn 7 triệu dân này.

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết số ca nhiễm Covid-19 đã tăng 28%, lên 14.200 ca trong tuần kết thúc ngày 3-5, với số ca nhập viện hàng ngày tăng khoảng 30%. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong gần một năm qua chính phủ Singapore công bố số liệu chính thức theo cách này, do hiện nay nước này chỉ cập nhật tình hình khi có sự gia tăng đáng kể.

“Dù số ca tăng có thể do nhiều yếu tố, trong đó có miễn dịch cộng đồng suy giảm, hiện chưa có bằng chứng cho thấy các biến thể đang lưu hành lây lan nhanh hơn hay gây bệnh nặng hơn so với thời kỳ đại dịch” - Bộ Y tế Singapore cho biết.

Thái Lan cũng ghi nhận xu hướng tương tự khi số ca Covid-19 tăng vọt lên 33.030 ca trong tuần kết thúc ngày 17-5, gấp đôi so với 16.000 ca của tuần trước đó, theo Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan.

Số ca Covid-19 ở châu Á tăng vọt: Có đáng lo ngại? Ảnh: BANGKOK POST

Số ca Covid-19 ở châu Á tăng vọt: Có đáng lo ngại? Ảnh: BANGKOK POST

Phần lớn ca mắc nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 39. Cơ quan y tế Thái Lan kêu gọi người dân, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao, nhanh chóng tiêm mũi tăng cường. Sự bùng phát trở lại được cho là có liên quan đến lễ hội Songkran hồi tháng 4 với nhiều hoạt động tụ tập đông người, làm tăng khả năng lây lan virus.

Tại Trung Quốc, số ca Covid-19 cũng đang gia tăng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết từ ngày 31-3 đến 4-5, tỉ lệ nhiễm Covid-19 trong số các ca ngoại trú và cấp cứu có triệu chứng cúm trên toàn quốc đã tăng từ 7,5% lên 16,2%. Tỉ lệ phát hiện nhiễm Covid-19 trong số các ca nhập viện cũng tăng từ 3,3% lên 6,3%, theo trang China Daily.

Sự gia tăng đột ngột các ca nhiễm Covid-19 được xem là dấu hiệu cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang bước vào một làn sóng tương tự mùa hè năm ngoái.

Ấn Độ cũng ghi nhận sự gia tăng số ca Covid-19 trong tuần qua khi Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình báo cáo 257 ca đang điều trị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu bùng phát dịch và nhà chức trách vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình, theo đài NDTV.

“Covid-19 là bệnh có tính chu kỳ, nghĩa là số ca sẽ tăng lên mỗi vài tháng, khoảng từ 6 đến 9 tháng một lần. Nhờ sự miễn dịch rộng rãi từ việc tiêm chủng và qua các lần nhiễm trước, Covid-19 không còn là mối đe dọa nghiêm trọng như trước. Hiện chưa có dấu hiệu virus biến đổi gen lớn nào đủ làm thay đổi bản chất bệnh” - theo ông Rajeev Jayadevan, Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Y khoa Kerala (Ấn Độ).

Các nước có những biện pháp gì?

Biến thể đứng sau làn sóng gia tăng ca Covid-19 ở châu Á hiện nay được cho là JN.1 và các biến thể phụ liên quan – một nhánh của dòng Omicron. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp JN.1 vào diện “biến thể đáng quan tâm” vì có nhiều đột biến hơn bất kỳ biến thể nào khác, có khả năng né tránh miễn dịch, nhưng chưa phải là “biến thể đáng lo ngại”.

Triệu chứng của biến thể này tương tự như các biến thể Covid-19 khác, bao gồm ho khan, mất vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, đau cơ, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, đau họng và sốt. Biến thể này có khả năng lây lan cao hơn và ở một số bệnh nhân còn có thể gây viêm kết mạc, tiêu chảy hoặc khó chịu nhẹ ở đường tiêu hóa.

Giới chức y tế trên thế giới đang theo dõi chặt chẽ tình hình, song cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn so với các biến thể phụ khác của Omicron.

Các chuyên gia cho rằng việc số ca Covid-19 ở châu Á tăng cao chủ yếu do miễn dịch suy giảm, với các đợt bùng phát định kỳ được dự đoán sẽ tiếp tục xảy ra. Nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi và trẻ em chưa tiêm vaccine dễ bị tổn thương hơn, theo một báo cáo của kênh Channel NewsAsia. Ngoài ra, các hoạt động tụ tập đông người, như lễ hội Songkran tại Thái Lan, có thể đã góp phần làm tăng tốc độ lây lan.

Giới chuyên môn ở châu Á cũng đánh giá làn sóng Covid-19 hiện tại tương tự như các đợt bùng phát cúm mùa, với phần lớn bệnh nhân hồi phục mà không gặp biến chứng nghiêm trọng.

“Số ca Covid-19 tăng tại Đông Nam Á là do xu hướng theo mùa của các ca cúm. Phần lớn các ca nhiễm nhẹ và không cần nhập viện” - PGS TS Harshal R Salve tại Trung tâm Y học Cộng đồng (Ấn Độ), nhận định.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính và người chưa tiêm vaccine nên: Tiêm mũi nhắc lại, đặc biệt nếu đã hơn một năm kể từ lần tiêm gần nhất; Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người; Giữ vệ sinh tay sạch sẽ và ở nhà nếu cảm thấy không khỏe.

Bà Loetluck Leelaruangsaeng - Giám đốc Sở Y tế Bangkok cho biết TP hiện đang tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở trẻ em trong thời điểm đầu năm học mới.

Bà Loetluck nói rằng sở y tế đã yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị, bao gồm thuốc men, vaccine và giường bệnh, để sẵn sàng điều trị, đặc biệt cho trẻ nhỏ từ 0–4 tuổi, người cao tuổi, bệnh nhân nằm liệt giường và người mắc bệnh mãn tính.

Người dân Thái Lan được khuyến cáo đeo khẩu trang và sử dụng bộ xét nghiệm nhanh ngay khi có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng hoặc mệt mỏi.

Tương tự, giới chức y tế Singapore khuyến nghị những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính và người chưa tiêm vaccine nên: Tiêm mũi nhắc lại, đặc biệt nếu đã hơn một năm kể từ lần tiêm gần nhất; Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người; Giữ vệ sinh tay sạch sẽ và ở nhà nếu cảm thấy không khỏe.

WHO thông qua thỏa thuận mang tính bước ngoặt về đại dịch

Ngày 20-5, WHO đã thông qua một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai, sau phản ứng rời rạc của toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, theo hãng tin Reuters.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy 124 quốc gia ủng hộ, không có quốc gia nào phản đối, trong khi 11 nước bỏ phiếu trắng.

Thỏa thuận quy định các loại thuốc, liệu pháp điều trị và vaccine phải được phân phối một cách công bằng trên toàn cầu khi đại dịch tiếp theo xảy ra. Theo đó, các nhà sản xuất tham gia sẽ phải dành ra 20% số lượng vaccine, thuốc và bộ xét nghiệm để phân bổ qua WHO nhằm đảm bảo các nước nghèo được tiếp cận.

“Tài liệu này là một chiến thắng của y tế công, của khoa học và của hành động đa phương. Nó sẽ giúp chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ thế giới tốt hơn trước các mối đe dọa đại dịch trong tương lai” - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu.

Theo ông Tedros, đây cũng là sự ghi nhận rằng cộng đồng quốc tế không thể để người dân, xã hội và nền kinh tế tiếp tục chịu những thiệt hại sâu sắc như đã từng trải qua trong đại dịch COVID-19.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Giá xăng dầu cùng tăng

Trong kỳ điều chỉnh ngày 12/6, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 13 lần, giảm 11 lần.

Người cao huyết áp nên làm gì sau khi thức dậy?

Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não, chiếm khoảng 80% trường hợp song diễn biến âm thầm, khó kiểm soát. Vậy, với người huyết áp cao nên làm gì sau khi thức dậy?

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Phong cách sống thượng lưu đích thực tại Flamingo Majestic Island Resort

Khi giá trị bất động sản không nằm ở vị trí, tiện ích mà còn ở sự giới hạn tinh hoa, Flamingo Majestic Island Resort được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng nghỉ dưỡng dành cho những người thành công, biết tận hưởng và trân quý giá trị của thiên nhiên.

7 điều làm nên danh tiếng nệm Kymdan

Ra đời từ năm 1954, sau 7 thập kỷ, Kymdan trở thành thương hiệu nệm cao su thiên nhiên lớn tại Việt Nam nhờ tập trung vào giá trị cốt lõi - chất lượng sản phẩm.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.